Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Lâm Đồng
5.2. Định hướng phát triển dịch vụ thu nhập thuần ngoài lãi
Theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, năm 2018 nhiều chỉ tiêu kinh tế của Lâm Đồng đều tăng so với năm 2017, mức tăng trưởng kinh tế đạt gần 8,6%, trong đó khu vực nơng lâm thủy tăng tăng 5,2%, công nghiệp – xây dựng tăng gần 8,4%, dịch vụ tăng hơn 12%; thu nhập bình quân đầu người gần 60 triệu đồng; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 26.340 tỷ đồng, tăng 12,1%; thu ngân sách đạt 7.100 tỷ đồng, kế hoạch đề ra là 6.750 tỷ đồng, bằng 105% dự toán địa phương, trong đó thu từ thuế, phí 4.600 tỷ đồng, tăng 17%; %; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 661 triệu đô la tăng gần 20%; khách du lịch đến Lâm Đồng đạt hơn 6,5 triệu lượt, tăng trên 10%, khách quốc tế đạt 101%. Như vậy, năm 2018 nền kinh tế của Lâm Đồng đạt được nhiều kết quả quan trọng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện. 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt theo kế hoạch. Kết quả này là tín hiệu khả quan, tạo sự phát triển mới cho năm 2019. Dựa trên định hướng phát triển chung của Vietcombank và theo tình hình kinh tế xã hội tại tỉnh Lâm Đồng, Vietcombank Chi nhánh Lâm Đồng đã xây dựng định hướng phát triển dịch vụ thu nhập thuần ngoài lãi như sau:
- Cung cấp các sản phẩm trọn gói nguồn vốn- tín dụng- phi tín dụng để tăng lợi nhuận, doanh số hoạt động dịch vụ, phấn đấu tỷ trọng thu dịch vụ ròng trên lợi nhuận trước thuế luôn đạt mức từ 30% trở lên. Đẩy mạnh bán chéo, đặc biệt là các sản phẩm kết hợp giữa tín dụng và phi tín dụng.
cấp qua kênh ngân hàng điện tử, củng cố, phát triển Homebanking, triển khai Internetbanking- Smart@account, hướng tới phục vụ một tầng lớp khách hàng là những người sẵn sàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng qua Internet.
- Xác định các sản phẩm cốt lõi, thế mạnh của chi nhánh như: thanh toán, bảo lãnh, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ… cần phải cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm. Bên cạnh đó khơng ngừng đầu tư để phát triển các sản phẩm mới, xây dựng chiến lược chăm sóc sản phẩm và sau bán hàng một cách chuyên nghiệp.
- Khách hàng cá nhân: hướng tới mọi đối tượng khách hàng cá nhân với lực lượng nịng cốt là những người có thu nhập từ trung bình trở lên, các cơng chức, viên chức, tầng lớp trí thức, sinh viên. Đây là đối tượng tiềm năng để phát triển các sản phẩm các dịch vụ phi tín dụng như dịch vụ thẻ, thấu chi, POS, thanh toán hoá đơn…
- Khách hàng doanh nghiệp: Bên cạnh các doanh nghiệp lớn, những khách truyền thống cần chú trọng phát triển đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà hiện nay ở tỉnh cũng như trong cả nước đang dành cho đối tượng này rất nhiều chính sách ưu đãi để phát triển.
- Duy trì khai thác tốt kênh phân phối hiện có, đồng thời mở rộng mạng lưới hoạt động, xây dựng thêm các phòng giao dịch, điểm giao dịch, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở chính chi nhánh. Lắp đặt thêm các máy ATM, các máy chấp nhận thẻ POS.
- Hướng tới cung cấp dịch vụ qua các kênh hiện đại như Internet Banking, phát triển và mở rộng dịch vụ Homebanking.
- Kết hợp với các đối tác bên ngồi ngân hàng như: các cơng ty bảo hiểm, các công ty xuất nhập khẩu… để mở rộng kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua các đối tác này.