Thay đổi bộ máy lãnh đạo, nâng cao chất lượng nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 55 - 57)

3.3.3.1 .Thực hiện đề án tái cơ cấu

3.3.3.4. Thay đổi bộ máy lãnh đạo, nâng cao chất lượng nhân sự

44

22/03/2018, ông Dũng viết đơn từ nhiệm của thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 - 2021. Sau đó, vị trí cao nhất của Sacombank nhường lại cho ông Dương Công Minh - nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam và nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank. Ban kiểm soát Sacombank nhiệm kỳ 2017 - 2021 của Sacombank cũng đón nhận thêm 3 thành viên mới đến từ Vietcombank. Đồng thời, nhiều nhân sự cấp cao của Southern Bank hiện cũng khơng cịn nằm trong hàng ngũ Ban điều hành của Sacombank.

Tại ĐHĐCĐ năm 2017, hai thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2017 - 2021 được bầu bổ sung mới là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc Ngân hàng, người cịn lại là ơng Nguyễn Văn Huynh.

Để tinh gon bộ máy lãnh đạo, chuẩn bị cho quá trình tái cơ cấu , hai Phó Tổng Giám đốc là Nguyễn Ngọc Quế Chi và Nguyễn Thị Lệ An cũng thôi nhiệm. Sau thay đổi trên, ban điều hành của Sacombank còn 15 người, gồm 14 Phó tổng giám đốc.

Số lượng nhân viên tại Sacombank tăng lên đột biến vào thời điểm sáp nhập với SouthernBank, ghi nhận 16.485 nhân viên, tăng gần 31% so với trước sáp nhập. Tuy đến năm 2016, số lượng nhân viên có tăng, nhưng chỉ ở mức 3.6%. Tỷ lệ nghỉ việc của Sacombank rất lớn ở mức khoảng 35% vì lương và thu nhập chưa cạnh tranh.

Tháng 07/2017, HĐQT Sacombank đã thông qua cơ chế thưởng theo kết quả kinh doanh cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc, cũng như thưởng nóng 1 tháng lương cơ bản và nâng cao chính sách lương, phúc lợi cho hơn 17.000 nhân viên trong toàn hệ thống Sacombank. Việc này nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của đội ngũ nhân sự cho hoạt động của Sacombank thời gian qua cũng như tạo động lực quyết tâm trong giai đoạn tiếp theo. Bình quân 6 tháng đầu năm 2017, mỗi nhân viên ngân hàng này nhận được mức lương gần 15 triệu đồng/tháng.

Với định hướng văn hóa doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng tâm, mỗi cán bộ nhân viên đều mang tinh thần phục vụ khách hàng không chỉ là khách hàng bên ngồi mà cịn hướng đến khách hàng nội bộ. Sacombank khuyến khích xây

45

dựng một mơi trường làm việc cởi mở, hịa đồng, trân trọng và hỗ trợ nhau cùng mục tiêu chung của ngân hàng.

Cán bộ nhân viên ở các cấp bậc khác nhau đều được ghi nhận những đóng góp bằng các danh hiệu và chế độ phúc lợi cụ thể. Họ có cơ hội phát triển năng lực bản thân thơng qua các khóa đào tạo chun sâu, quy hoạch kế thừa để bồi dưỡng lên vị trí tiềm năng. 99% cán bộ quản lý tại ngân hàng được quy hoạch từ nguồn nhân sự nội bộ với thời gian trung bình được bổ nhiệm lần đầu tiến lên vị trí quản lý là 4 năm.

Ngân hàng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn hàng đầu của thị trường. Đó là các khóa đào tạo trực tuyến, hội thảo khoa học với mong muốn giúp nhân sự nhận diện các thế mạnh cần phát huy cũng như những điểm còn hạn chế để củng cố, cải tiến năng lực, gia tăng năng suất lao động. Riêng năm 2018, nhà băng triển khai 286 khóa học cho hơn 14.962 cán bộ nhân viên cùng với 8 giáo trình mới được xây dựng, 241 kỳ thi và 78.800 lượt người tham gia khóa thi.

Những chủ trương chính sách nêu trên đã góp phần giữ chân, thu hút và phát triển nguồn nhân lực. Trong hoạch định tương lai, Sacombank đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu từ chính nội hàm - tố chất của từng cán bộ nhân viên để góp phần đưa thương hiệu tuyển dụng, đào tạo của ngân hàng được lan tỏa trên thị trường lao động nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)