Vấn đê sở hữu chéo và thao túng hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 62 - 64)

3.3.3.1 .Thực hiện đề án tái cơ cấu

3.3.5.1. Vấn đê sở hữu chéo và thao túng hoạt động của ngân hàng

Báo cáo quản trị 6 tháng cuối năm 2013 của Southern Bank cho thấy ông Trầm Bê là cổ đông cá nhân lớn nhất của ngân hàng này với tỷ lệ sở hữu 8,36% CP, mặc dù không giữ chức vụ chủ chốt. Cùng với số cổ phần của các thành viên khác,

51

tỷ lệ sở hữu của gia đình ơng Trầm Bê tại ngân hàng này lên đến hơn 20%. Trong khi đó, theo báo cáo quản trị 2013 của Sacombank, tổng số vốn mà ông Trầm Bê cùng các con đang nắm giữ tại ngân hàng này là 6,78%.

Với kết quả hơn 97% cổ đông đồng ý về việc sáp nhập sau đó, có thể thấy, quyền lực thực sự của ông Trầm Bê - đại cổ đông chi phối của Southern Bank, cũng là cổ đông lớn của Sacombank là rất lớn. Ông Trầm Bê và những người liên quan có lẽ khơng chỉ dùng 6,7% cổ phần mà đã có những đàm phán các nhóm cổ đơng lớn để việc biểu quyết sáp nhập được diễn ra thuận lợi. Việc sáp nhập Sacombank - Southernbank sẽ cho phép các cổ đơng lớn của Southernbank, cụ thể là gia đình ơng Trầm Bê, xóa bỏ được việc sở hữu chéo giữa 2 ngân hàng.

Cũng trong năm 2013, Trầm Bê khi đó cịn là Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank đã sử dụng quyền của mình tại Sacombank chỉ đạo cấp dưới cho Phạm Cơng Danh vay 1.800 tỉ đồng với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tháng 08/2017, sau khi ông Trầm Bê bị bắt với tội danh Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Khi đó, ơng Trầm Bê cũng để lại 2 khoản nợ rất lớn tại Sacombank một là khoản nợ liên quan tới bất động sản với giá trị khoảng 33.000 tỷ đồng. Khoản nợ thứ 2 là cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng, tổng cộng là 43.000 tỷ. Tất cả khoản nợ này được Sacombank cho rằng đều có tài sản bảo đảm, tuy nhiên, cần khoảng 3 năm để thu hồi, gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng này.

3.3.5.2 Quyền lợi cổ đông

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Sacombank, mặc dù việc sáp nhập Sacombank và Southernbank vấp phải sự phản đối và bức xúc của rất nhiều cổ đông, tuy nhiên tỷ lệ đồng ý cho nội dung này cũng đạt tới 97%. Các ý kiến phản đối của cổ đông nhỏ lẻ chỉ đại diện cho hơn 25 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết, tương ứng tỷ lệ 2,61%.

Tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu khi sáp nhập là 1:0,75 (tức một cổ phiếu của SouthernBank sẽ được chuyển đổi thành 0,75 cổ phiếu của Sacombank). Với tỷ lệ

52

chuyển đổi này, cổ đông SouthernBank sẽ được hưởng lợi, vì giá cổ phiếu SouthernBank hiện giao dịch trên thị trường OTC chỉ khoảng 5.000 đồng/cổ phiếu, trong khi giá cổ phiếu của Sacombank đang giao dịch trên sàn HOSE ở mức khoảng 18.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu như trên sẽ gây thiệt thòi cho cổ đông của Sacombank, bởi sau sáp nhập, nếu cổ phiếu Sacombank giảm, quyền lợi của cổ đông Sacombank sẽ bị thiệt hại. Thêm vào đó, sáp nhập vào Sacombank, cổ đơng của SouthernBank không chỉ được hưởng lợi về giá cổ phiếu, mà sẽ được nhận cổ tức nếu Sacombank được NHNN chấp thuận cho chia cổ tức ở mức đưa ra cho năm 2013 (8,5% bằng cổ phiếu) và năm 2014 (12% bằng cổ phiếu)…

Tuy nhiên tháng 11/2015, Sở Giao dịch chứng khốn TP.HCM (HOSE) lại đình chỉ việc niêm yết 300 triệu cổ phiếu STB của Sacombank hoán đổi tương đương 400 triệu cổ phiếu của SouthernBank.Việc niêm yết bổ sung chỉ được tiến hành sau đó gần 2 năm vào ngày 16/08/2017. Việc này gây ảnh hưởng đến cả cổ đông của Southernbank và Sacombank.

Cũng từ sau thời điểm sáp nhập, khơng có năm nào Sacombank chia cổ tức cho cổ đông, làm cho cổ đông của ngân hàng rất bức xúc. Năm 2018, lợi nhuận của Sacombank dùng để trích quỹ dự phịng tài chính 157 tỷ đồng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi mỗi quỹ 141 tỷ đồng; ngoài ra quỹ bổ sung vốn điều lệ hơn 82 tỷ đồng. Lợi nhuận giữ lại của ngân hàng sau khi phân phối đạt gần 2.800 tỷ đồng sẽ sử dụng để tập trung tái cơ cấu, xử lý các tồn đọng tài chính. HĐQT Sacombank giải thích sau khi sáp nhập với Southernbank, khoản tài sản không sinh lời tại Sacombank đang rất lớn, khoảng hơn 91 nghìn tỷ, nên việc chia cổ tức phải được NHNN phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 62 - 64)