Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 60 - 62)

3.3.3.1 .Thực hiện đề án tái cơ cấu

3.3.4. Những kết quả đạt được

Nỗ lực xử lý nợ xấu của Sacombank thể hiện rõ trong đề án tái cơ cấu năm 2017, và ngân hàng đã xử lý được hơn 19.660 tỷ đồng nợ xấu, trong đó có hơn 14.200 tỷ tự xử lý và thu hồi. Trong năm 2017, Sacombank đã xử lý được rất nhiều tài sản đảm bảo lớn, nhất là khoản 9.200 tỷ đồng từ dự án bất động sản Đức Hòa III là tài sản cầm cố của ông Trầm Bê. Tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2017 là 7% tổng dư nợ, cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4.73%. Các nguồn thu nhập đã dần ổn định, đạt 8.645 tỷ đồng, tăng 32,4% so với năm trước, đặc biệt thu lãi thuần đã phục hồi tăng trưởng sau khi cơ cấu lại danh mục cho vay, tích cực xử lý thu hồi nợ xấu, đạt 5.278 tỷ đồng, tăng 31,3%; tỷ lệ lãi cận biên (NIM) tăng từ 1,82% thời điểm đầu năm lên 2,18%. Ngồi ra, Sacombank đã thực hiện trích lập dự phịng và phân bổ lãi khoanh nhiều hơn lộ trình đã xây dựng trong Đề án (đạt 135,7% KH). Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.492 tỷ đồng (255% kế hoạch ĐHCĐ giao). Tỷ suất sinh lời cải thiện rõ rệt, ROE đạt 5,20% (tăng 4,80%).

49

Hình 2.5: Nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2013 - 2018 (đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: www.vietstock.vn

Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 2.247 tỷ đồng, tăng 50,6%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.790 tỷ đồng, tăng 51,5%. Tổng tài sản đạt 406.041 tỷ, dư nợ tín dụng đạt 257.172 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 5,427 tỷ đồng, tỷ lệ 2,14%, giảm tới 2,59% so với năm trước. Trong đó, nợ nhóm 3 giảm 87%, nợ nhóm 4 giảm 50%, nhóm 5 giảm 41%.

Tỷ lệ an tồn vốn là 11,88%, tăng 0,58% so với năm 2017, cao hơn mức tối thiểu quy định 9%. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 37,41%, đảm bảo quy định dưới 45% của NHNN. Tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng tiền gửi là 70,12%, đảm bảo không vượt tối đa quy định 80%.

50

Năm 2019, Sacombank đặt ra mục tiêu “kiện toàn”, “ổn định” để “tăng tốc”, tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu với nguyên tắc nền tảng “Công khai minh bạch - Phát triển bền vững - Tiến bước tiên phong” với những kế hoạch cụ thể như:

- Hoàn thiện kế hoạch nhân sự, tái bố trí phù hợp, phát huy năng lực sở trường của nhân viên xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, lý tưởng, tạo cơ hội phát triển cho nhân viên.

- Hồn tất cơng tác tái cấu trúc các Công ty con, hướng đến hiệu quả và tạo giá trị cộng hưởng, tuân thủ quy định của ngành và pháp luật của quốc gia hoạt động.

- Tiếp tục định hướng phân tán, đảm bảo an tồn thanh khoản; tăng trưởng tín dụng có chọn lọc.

- Cải thiện các chỉ số hiệu quả và an toàn hoạt động, nâng cao hiệu suất sử dụng chi phí; tập trung thu hồi nợ tồn đọng, gia tăng tỷ trọng tài sản sinh lời, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

- Tăng cường các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến, an toàn và tiện lợi, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo niềm tin vững mạnh cho khách hàng.

- Tích cực tăng trưởng thị phần, tận dụng thế mạnh mạng lưới và nền tảng công nghệ hiện đại, nhằm đạt mục tiêu đạt Top 10 Ngân hàng Việt Nam.

Sacombank đặt mục tiêu khá cao khi kỳ vọng tổng tài sản đạt 455.500 tỷ đồng, tăng tối thiểu 12% so với năm 2018. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 423.500 tỷ đồng, tăng trên 14%, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 418.600 tỷ đồng, tăng 17%. Tổng dư nợ tín dụng đạt 298.100 tỷ đồng, tăng khoảng 16%, trong đó cho vay khách hàng đạt 297.600 tỷ đồng, tăng 16%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.650 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 60 - 62)