CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt
Nam giai đoạn 2014 – 2018
Năm 2014 các ngân hàng dù lợi nhuận cao hay thấp, đều mạnh tay trích lập dự phịng rủi ro để dành xử lý nợ xấu, chấp nhận lợi nhuận thấp. Trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV có kết quả lợi nhuận ấn tượng nhất. Tổng lợi nhuận thuần trước dự phòng tăng 13,7%, đạt 13.391 tỷ đồng, tăng trích lập dự phòng rủi ro của quý IV lên 2.946 tỷ đồng và cả năm là 8.797 tỷ đồng. Sau dự phòng, lợi nhuận trước thuế của BIDV quý IV đạt 1.860 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước và sau thuế tăng 55,8%. Cả năm ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 6.307 tỷ và sau thuế 4.992 tỷ đồng. Vietcombank cũng đạt kết quả kinh doanh khá tích cực, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cả năm đạt 10.447 tỷ với mức tăng 12,8%. Tuy nhiên, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh, xấp xỉ 30% lên 4.572 tỷ đồng, khiến cho lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể. Sau thuế Vietcombank báo lãi 1.339 tỷ đồng quý IV và cả năm 4.610 tỷ đồng, tăng 5,3% so với 2013. Riêng tại Vietinbank, mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý IV tăng mạnh 48,9% nhưng lợi nhuận trước dự phòng rủi ro cả năm vẫn giảm 5,6%. Dự phòng rủi ro của ngân hàng quý IV là 1.409 tỷ đồng và cả năm là 3.902 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Ở nhóm ngân hàng thương mại tư nhân, Sacombank và MBB tiếp tục là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận. Lợi nhuận thuần cả năm của Sacombank tăng 11,6% đạt 3.789 tỷ đồng. Tuy nhiên dự phòng tăng hơn gấp đôi năm trước lên 963 tỷ đồng đã ảnh hưởng lên lợi nhuận. Kết quả là lợi nhuận trước thuế cả năm là 2.826 tỷ đồng, giảm 4,6% so với kết quả của năm 2013. Nợ xấu của ngân hàng năm qua giảm nhẹ so với đầu năm, ở mức 1.522 tỷ đồng và chiếm 1,19% trên tổng dư nợ, tỷ lệ gần như thấp nhất trong các ngân hàng đã công bố. Còn tại MBB, các mảng kinh doanh đều đạt kết quả ấn tượng trong năm qua. Tổng thu nhập từ hoạt
27
động kinh doanh trước dự phòng rủi ro quý 4 tăng 34,1% so với cùng kỳ năm trước lên 2.149 tỷ đồng và cả năm tăng 8,4% đạt 8.307 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro của MBB cả năm là 2.019 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm trước. ACB cũng là ngân hàng đạt kết quả lợi nhuận cao, với lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 1.215 tỷ đồng, tăng trưởng 14,7%. Với VIB, dù nợ xấu giảm và lợi nhuận trước dự phòng đạt 1.836 tỷ đồng, tăng trưởng 93%, nhưng VIB dành đến 1.188 tỷ đồng dự phòng rủi ro. Do vậy, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 648 tỷ đồng. Gây bất ngờ nhất có lẽ là Eximbank, dự phòng lớn lên đến 869 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 69 tỷ đồng, giảm hơn 90% so với năm 2013.
Có thể thấy, tình hình kinh doanh của các ngân hàng năm 2014 nói chung chưa có nhiều khả quan. Năm 2015, nhiều ngân hàng cũng dự kiến mức lợi nhuận khơng cao, trong bối cảnh lộ trình tái cơ cấu tiếp tục được đẩy mạnh và xử lý nợ xấu vẫn là nỗi lo lớn nhất.
Năm 2015 là năm hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thay đổi theo hướng tích cực hơn khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tồn ngành đạt 17,02%, huy động vốn tăng 13,49%. Nhưng vẫn lại là trích lập dự phịng một lần nữa làm giảm mạnh lợi nhuận.
Sacombank cũng bị lỗ trong quý IV/2015 do dự phòng rủi ro quý cuối năm tăng vọt, từ mức 187 tỷ đồng cùng kỳ năm 2014 lên tới 1.125 tỷ đồng. Lũy kế cả năm trích lập dự phòng cũng tăng gấp hơn 2 lần khiến cho lợi nhuận sau thuế của ngân hàng bị giảm xuống chỉ còn 1.146 tỷ đồng, giảm 48% so với năm 2014. Năm 2015, trích lập dự phịng rủi ro của Vietcombank cũng tăng lên 8.609 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2014.
BIDV mặc dù có tăng trưởng tín dụng cao, ở mức đạt trên 622.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22,3%, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế hợp nhất cũng chỉ đạt 7.473 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm trước do ngân hàng phải trích lập dự phịng lên đến 5.802 tỷ đồng.
Mặc dù chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của ACB giảm mạnh trong quý IV, từ 329 tỷ đồng cùng kỳ năm ngối xuống cịn 65 tỷ đồng. Nhưng trích lập dự phịng
28
rủi ro hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại tăng vọt từ 40 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái lên 1.363 tỷ đồng trung quý IV/2015. Kết thúc năm 2015, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của ACB tăng đến 100% so với năm 2014. Dù vậy, lợi nhuận trong năm 2015 của ACB vẫn tăng nhẹ 8% so với năm 2014 và đạt 1.314 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và đạt 100% kế hoạch cả năm đã đề ra.
Một điểm đáng lưu ý trong kết quả hoạt động ngân hàng năm 2015 là tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng tổng nợ xấu ngân hàng lại tăng, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng tăng vọt.
BIDV là một điển hình. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,62% nhưng tổng nợ xấu của BIDV lại tăng lên. Tính đến cuối năm 2015, tổng số nợ xấu của ngân hàng là 9.697 tỷ đồng, tăng mạnh so với tổng nợ xấu năm 2014 là 8.563 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tiếp tục tăng cao, tăng từ 3.266 tỷ đồng vào cuối năm 2014 lên 5.193 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng số nợ xấu.
Năm 2016 đa số các ngân hàng đều có bước tăng trưởng kinh doanh, cả huy động vốn và dư nợ, lợi nhuận có cải thiện, dù trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tiếp tục ở mức cao, tiếp tục là yếu tố làm hạn chế mức tăng lợi nhuận của các ngân hàng. Trong nhóm ngân hàng cổ phần nhà nước, Vietinbank đã vượt qua BIDV và Vietcombank vươn lên dẫn đầu về lợi nhuận trước thuế 8.272 tỷ đồng, tăng 14% so với 2015. Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, VPBank vươn lên dẫn đầu khi cán mốc 4.900 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức năm 2015. Ở các ngân hàng như Techcombank, ACB hay VIB, sau tái cấu trúc thì lợi nhuận đã phục hồi đáng kể so với giai đoạn trước đây, cụ thể Techombank đạt lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2015, ACB đạt 1.600 tỷ đồng và VIB tiếp tục duy trì mức lãi 700 tỷ đồng.
29
Hình 2.1: Lợi nhuận của một số ngân hàng năm 2016
Nguồn: www.cafef.vn
Bên cạnh đó, vẫn có những ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong hoạt động, như Sacombank lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, từ 1.289 tỷ năm 2015 xuống còn 297 tỷ đồng trong năm 2016, mặc dù chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong năm qua chỉ có 669 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức trích lập 2.114 tỷ đồng trong năm 2015. Trong khi đó, lợi nhuận của BIDV giảm là do chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tăng mạnh từ 5.522 tỷ lên 9.009 tỷ đồng trong năm 2016. Theo báo cáo năm 2015 thì BIDV là ngân hàng có số dư bán nợ cho VAMC lớn nhất, và ngân hàng trong năm 2015 cũng đã trích lập trái phiếu đặc biệt gần 2.000 tỷ đồng trên tổng số trái phiếu đặc biệt thời điểm đó là 20,8 nghìn tỷ đồng.
Với việc cho vay ngày càng khó khăn do chính sách kiểm sốt tín dụng của NHNN cũng như yêu cầu quản trị rủi ro tăng cao thì các ngân hàng đang tiếp tục
30
sản phẩm, tăng thu phí nên nguồn thu nhập từ dịch vụ tiếp tục tăng. Thứ hai là do lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt kết quả tích cực nhờ tỷ giá USD/VND được kiểm sốt ổn định, trong đó có ngân hàng đã chuyển từ lỗ sang lãi, như VIB. Nguồn thu nhập khác cũng tăng mạnh chủ yếu nhờ thu hồi, xử lý nợ, như MBB đạt 883 tỷ đồng, tăng 84%, SHB đạt 412 tỷ đồng, tăng 152%.
Trong năm 2017 phần lớn các ngân hàng đều ghi nhận lợi nhuận tăng. Dù vậy, lại là chi phí dự phịng làm thu hẹp một phần lợi nhuận của các ngân hàng giống như các năm trước đây. Ở nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước, Vietcombank đã đứng đầu toàn ngành với lợi nhuận làm ra trong năm vừa qua lên đến hơn 11.300 tỷ đồng. Hai ngân hàng đi sau là VietinBank và BIDV báo lãi lần lượt ở mức hơn 9.200 tỷ và hơn 8.800 tỷ. Thứ hạng về lợi nhuận của các ngân hàng nhóm này cũng đã có sự hốn đổi, khi trước đây vị trí số 1 vẫn luôn thuộc về VietinBank. Ở nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, ngân hàng MBB đạt hơn 4.600 tỷ đồng lãi trước thuế trong năm 2017. Trong khi đó, các ngân hàng VPBank và Techcombank đều đạt lợi nhuận cao đạt trên 8.000 tỷ.
Tín dụng là hoạt động kinh doanh cốt lõi, đem về nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Song tăng trưởng tín dụng quá nhanh sẽ luôn gắn liền với nhiều rủi ro cho chính ngân hàng và cả hệ thống TCTD. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của hệ thống ngân hàng năm 2017 vừa rồi tăng 34,7% so với năm 2016. Trong đó, yếu tố hỗ trợ đến từ việc tăng phí dịch vụ thanh tốn ở một số ngân hàng, đồng thời việc hợp tác độc quyền với công ty bảo hiểm lớn cũng sẽ đem lại nguồn thu phí và hoa hồng lớn trong thời gian tới. BIDV là ngân hàng có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ lớn nhất trong hệ thống với 5.633 tỷ đồng năm 2017, tăng 19% so với năm 2016. Vietcombank với thu dịch vụ cũng ở mức cao là 5.381 tỷ đồng, trong đó đóng góp chính là thu từ dịch vụ thanh toán với 3.452 tỷ đồng.
Năm 2017, quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD cũng được đẩy nhanh hơn. Các TCTD hạn chế chuyển nợ sang VAMC mà thay vào đó là cách phương thức xử lý nợ khác như đôn đốc thu hồi nợ, phát mại tài sản đảm bảo và trích lập dự phịng
31
rủi ro. Đa số các ngân hàng đều tăng trích lập dự phịng trong năm 2017, tăng tới 38,5% so với năm 2016. ACB là ngân hàng tăng trích lập dự phịng mạnh nhất trong nhóm khảo sát khi dành tới 2.565 tỷ đồng cho việc trích lập, chiếm tới 49,1% lợi nhuận thuần của ngân hàng. Vietinbank cũng tăng trích lập tới gần 65%, lên 8.344 tỷ đồng, chiếm 47,5% lợi nhuận thuần. Tại BIDV, con số này lên tới 14.915 tỷ đồng, tăng 62,1% so với cùng kỳ và chiếm tới 62,9% lợi nhuận thuần.
Năm 2018 tiếp tục ghi nhận sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại khi lợi nhuận của nhiều ngân hàng đã tăng mạnh mẽ, mặc dù tín dụng đã tăng trưởng chậm lại so với những năm trước. Rất nhiều ngân hàng có kết quả kinh doanh năm 2018 tăng trên 50% so với năm 2017. Cụ thể, VIB đang dẫn đầu khi tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tới 95%, tiếp theo là TPBank (87%), MBB (68%), HDBank (64%), Vietcombank (62%), Vietbank (52%), Agribank (50%), Sacombank (48%)… Riêng Vietcombank năm 2018 đạt kỷ lục lợi nhuận trước thuế từ trước đến nay khi đạt 18.356 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với BIDV và VietinBank, lần lượt khoảng 9.625 tỷ đồng và 6.900 tỷ đồng. Trong khi đó, ở khối ngân hàng tư nhân, Techcombank đã vượt lên trên VPBank khi lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt mức kỷ lục, lên đến 10.661 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Cịn VPBank thì đạt gần 9.200 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.
Các ngân hàng không chỉ báo cáo lợi nhuận tăng cao trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại, mà còn ở tỷ lệ nợ xấu thấp. Theo báo cáo của NHNN, tính đến cuối tháng 12/2018, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,89% - mức thấp nhất kể từ năm 2012 đến nay, giảm mạnh so với 2,46% vào cuối năm 2016 và mức 1,99% năm 2017. Theo NHNN, năm 2018, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 149,2 nghìn tỉ đồng nợ xấu. Tại ACB, nợ xấu nhóm 3 - 5 theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN tại thời điểm cuối năm 2018 được kiểm soát ở mức 0,8%, giúp chi phí dự phịng giảm gần 75% trong quý IV/2018 và giảm 64% trong cả năm 2018. Tại Vietcombank, nợ xấu nội bảng vào cuối năm 2018 là 6.215 tỷ đồng, giảm 1.209 tỷ đồng trong 3 tháng cuối năm. Tỷ lệ nợ xấu tại Vietcombank hiện ở mức 0,98%, thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống. Sacombank là cũng một trong những
32
ngân hàng xử lý được nhiều nợ nhất trong năm qua khi nợ xấu đã giảm về 5.400 tỷ đồng, tương đương giảm 48%, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 4,7% hồi đầu năm về mức 2,11% vào cuối năm.
Bên cạnh những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, khơng ít ngân hàng vẫn chưa thể xử lý tốt vấn đề này, dẫn đến phải trích lập dự phịng rủi ro cao. Như tại VPBank, tính đến cuối năm 2018, nợ xấu của ngân hàng hợp nhất là 7.766 tỷ đồng, giảm hơn 1.600 tỷ đồng so với cuối tháng 9/2018, nhưng tăng 25% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 3,39% lên 3,51%.
33