Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 66 - 70)

3.3.3.1 .Thực hiện đề án tái cơ cấu

4.1. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2025

4.1.1. Định hướng phát triển chung

Ngành ngân hàng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển và thúc đẩy kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào. Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Chính phủ ban hành vào ngày 8/8/2018 - Quyết định số 986/QĐ-TTg. Theo đó, nhà nước ta quan tâm đến chính sách ổn định tiền tệ, hoạt động của ngân hàng và các TCTD vì mọi hoạt động của chúng gắn liền mọi hoạt động kinh tế xã hội, là chìa khóa để ổn định chính sách vĩ mơ, chính sách tài khóa, kiểm sốt lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền… Dựa vào thực trạng hơn 20 năm qua của ngành ngân hàng, những đánh giá về cơ hội và thử thách, chiến lược đề ra những hướng đi cụ thể của cả hệ thống ngân hàng phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể như sau:

Đối với NHNN

Vai trị chủ đạo và tính độc lập, trách nhiệm giải trình của NHNN được khẳng định trong chiếc lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngân hàng Nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh tiền tệ cạnh tranh cơng bằng, an tồn, ổn định, tn thủ các quy định của Pháp luật và quy luật kinh tế thị trường. Chính sách điều tiết tín dụng năm 2017 là một ví dụ điển hình về tính độc lập của NHNN. NHNN chủ động kìm mức tăng trưởng tín dụng thay vì định hướng tăng 21 - 22% của Chính phủ. Chính sách huy động vàng và ngoại tệ trong dân cư được Chính phủ đề cập cũng trong năm 2017; tuy nhiên, NHNN vẫn giữ nguyên quan điểm chuyển hóa nguồn lực thay vì huy động – cho vay như thơng thường. Nhờ vậy, NHNN thu được những kết quả mong muốn. Thị trường vàng được kiểm soát chặt chẽ và dự trữ ngoại hối quốc gia tăng đáng kể.

55

Định hướng sắp tới của NHNN là giảm tăng trưởng tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, mục tiêu sẽ là dưới 7,5% vào năm 2020 tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán và 5% vào năm 2030; phấn đấu trễ nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế, ngừng cho vay đối với ngoại tệ.

Hiện đại hóa NHNN Việt Nam

Xây dựng NHNN Việt Nam theo hướng hiện đại hóa với mơ hình tổ chức hợp lý và cơ chế vận hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả. NHNN hoạt động dựa trên cơ chế phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. NHNN Việt Nam mạnh dạn xóa bỏ những quy định cũ, được nhận định là lỗi thời so với sự phát triển của xã hội.

NHNN định hướng ưu tiên phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt mà khuyến khích thanh tốn qua các kênh khác như ví điện tử, ibanking, thẻ,… Mạng lưới ATM và POS được chú trọng xây dựng rộng khắp. NHNN Việt Nam phấn đấn ở mức 10% tỷ lệ sử dụng tiền mặt trên tổng các phương tiện thanh toán vào cuối năm 2020 và dừng lại ở tỷ lệ 8% vào cuối năm 2025.

NHNN chú trọng các dịch vụ tài chính của các TCTD nhằm tăng số lượng người sử dụng dịch vụ. Đưa các loại hình dịch vụ phù hợp tiếp cận các nhóm đối tượng khách hàng ít tiếp cận , đối tượng khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Chú trọng thực hiện việc thanh tra, giám sát

NHNN rà soát, cập nhật, sửa đổi bổ sung các quy định và chú trọng thanh tra, giám sát việc tuân thủ quy định của các Ngân hàng Thương mại và TCTD nhằm kịp thời tìm ra và hạn chế các lỗi sai phạm. NHNN mở rộng phạm vi thanh tra đến các tập đồn tài chính, theo dõi việc tn thủ ngun tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.

Tự tin vào sức khỏe của hệ thống

Đầu tiên, tỷ lệ nợ xấu xác định là giảm, nợ xấu đã chuyển giao cho VAMC và trong hai năm tới, NHNN định hướng dung các biện pháp phân loại nợ xuống dưới con số 3%. Đây là tín hiệu đáng mừng sau nhiều năm tỷ lệ nợ xấu ở mức cao.

56

NHNN mạnh dạn đặt mục tiêu có từ 3 đến 5 ngân hàng Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khốn quốc tế. Điều này địi hỏi các NHTM Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế để hịa mình vào sự phát triển, đường lối chung của kinh tế nước ta.

Đối với hệ thống các TCTD

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 chỉ ra mục tiêu hoạt động lành mạnh, cơng khai, ổn định và có hiệu quả của các TCTD. Năm 2025 mục tiêu của các TCTD là đạt được trình độ của nhóm 4 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Vào năm 2030, các TCTD đảm bảo đưa các dịch vụ tài chính đến với đại bộ phận người dân với tiêu chí chất lượng và uy tín.

Chiến lược định hướng phát triển đề ra 3 giai đoạn để thực hiện cụ thể như sau:

Giai đoạn 2018 – 2020

Đây là giai đoạn tiếp tục tái cơ cấu lại các TCTD. Trong giai đoạn này, nợ xấu là tiêu chí được quan tâm và yêu cầu xử lý triệt để. Những TCTD hoạt động yếu kém, khơng hiệu quả được giải quyết theo hình thức phù hợp nhưng phải tuyệt đối thận trọng, đảm bào sự ổn định và an toàn cho người dân gửi tiền, tránh gây hoang mang dư luận; nâng cao năng lực quản lý của TCTD nhằm giữ vững hoạt động tài chính.

Mục tiêu đưa các NHTM có vốn tự có cơ bản theo tiêu chuẩn Basel II vào năm 2020. Có ít nhất 1 đến 2 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất khu vực Châu Á.

Giai đoạn 2021 – 2025

Mục tiêu có từ 2 – 3 NHTM nằm trong tốp 100 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất khu vực Châu Á vào cuối năm 2025; tăng cường tính cạnh tranh, minh bạch trong hoạt động của TCTD, đảm bảo chất lượng phục vụ chuyên nghiệp, quản trị tốt con người và công nghệ trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, mang các tiện ích của một ngân hàng điện tử một các dễ dàng, nhanh chóng.

57

Tất cả các NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn là mục tiêu được kỳ vọng. Một số NHTMNN nắm cổ phần chi phối và một số NHTM cổ phần có chính sách quản trị tốt sẽ áp dụng thí điểm Basel II theo phương pháp nâng cao.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM đặt ra chỉ tiêu lên khoảng 16 - 17%.

Việt Nam từng bước nâng cao vị thế trong lĩnh vực các tổ chức về tiền tệ trên trường quốc tế.

Giai đoạn 2026 – 2030

NHTM tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đạt được từ chiến lược phát triển ở các giai đoạn trên. Từng bước có nhiều ngân hàng TMCP vinh dự khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển của nền kinh tế.

4.1.2. Định hướng về sáp nhập, mua lại và hợp nhất

Trong Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán (TTCK) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quy định là đến hết năm 2020, tất cả ngân hàng phải niêm yết cổ phiếu. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện nay, mới chỉ có 17 trong tổng số 31 ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam niêm yết cổ phiếu. Trong đó, các ngân hàng chưa niêm yết thường chỉ công bố bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Trong khi đó, phần thuyết minh trong báo cáo tài chính, thường chứa đựng nhiều thơng tin nhạy cảm về hoạt động của các ngân hàng lại không được công bố công khai. Khi các ngân hàng này buộc phải niêm yết cổ phiếu thì nhiều thơng tin nhạy cảm sẽ được cơng bố cơng khai. Khi đó, các chun gia phân tích tài chính sẽ có cơ sở để phân tích sâu hơn về tình hình hoạt động của các ngân hàng này.

Bên cạnh việc phải công khai thông tin trong thời gian tới thì các ngân hàng nhỏ, chưa niêm yết còn phải đối mặt với một thách thức rất lớn khác ở phía trước. Đó là việc phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động theo tiêu chuẩn Basel II vào năm 2020. Khi đó, rất nhiều ngân hàng sẽ thiếu nguồn vốn tự có trong khi lại rất khó để huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn.

58

Hệ số an tồn vốn tối thiểu (CAR) của nhiều ngân hàng nhỏ sẽ giảm xuống dưới mức quy định. Đó sẽ là chỉ báo, thước đo về sự an toàn trong hoạt động của từng ngân hàng. Thực trạng đó có thể sẽ khiến cho người gửi tiền có xu hướng chuyển các khoản tiền gửi sang các ngân hàng khác có hệ số an tồn vốn cao hơn. Tiền gửi sụt giảm cùng với việc không thể huy động được vốn từ các kênh huy động khác, hoặc huy động được nhưng với chi phí cao, sẽ buộc các ngân hàng phải tìm đến phương án sáp nhập, hợp nhất. Như vậy, năm 2020 sẽ được xem là một dấu mốc quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Do đó, làn sóng sáp nhập, hợp nhất thứ 2 giữa các ngân hàng được dự báo sẽ sớm diễn ra tại Việt Nam

Chính phủ cũng cho phép các dòng vốn ngoại, mà cụ thể là của các ngân hàng nước ngoài tham gia đầu tư, tái cơ cấu, mua lại các ngân hàng yếu kém trong nước. Từ đó, M&A sẽ là con đường để các tố chức tín dụng nước ngồi có thể đẩy mạnh đầu tư và mở rộng qui mô hoạt động sang Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 66 - 70)