Xây dựng giải pháp xử lý quyết liệt nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 71 - 72)

3.3.3.1 .Thực hiện đề án tái cơ cấu

4.2. Giải pháp thực hiện các vấn đề cần giải quyết hậu sáp nhập, mua lại và hợp

4.2.2.1. Xây dựng giải pháp xử lý quyết liệt nợ xấu

Phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro theo quy định và tăng cường công tác quản lý rủi ro, nâng cao năng lực quản trị điều hành, kiểm sốt nội bộ để phịng ngừa, kiểm soát nhằm hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Rà sốt, đánh giá tồn bộ danh mục tín dụng, thực trạng nợ xấu, thành lập Ban chỉ đạo, các tổ công tác xử lý nợ xấu và ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị phổ biến, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ từ Hội sở đến các chi nhánh trong toàn hệ thống; phối hợp với VAMC, các đơn vị liên quan, chính quyền các cấp để tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ trong q trình xử lý nợ xấu; truyền thơng đến khách hàng đang có nợ xấu hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của TCTD cũng như trách nhiệm trả nợ của khách hàng; tích cực đơn đốc, u cầu khách hàng trả nợ, vận dụng linh hoạt các giải pháp hỗ trợ để xử lý tài sản đảm bảo có hiệu quả; đồng thời,

Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về cấp tín dụng, bảo đảm tiền vay, các quy định an tồn, thận trọng trong hoạt động tín dụng; thực hiện phân

60

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc trích lập dự phịng rủi ro trái phiếu đặc biệt.

Thường xuyên rà soát, sửa đổi và hồn thiện các quy định, chính sách quy trình, thủ tục quản lý, kiểm sốt, giám sát cấp tín dụng theo hướng chặt chẽ, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro và vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng; phát triển hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý các hành vi vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động cấp tín dụng. Phát triển và quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập, mua lại và hợp nhất các ngân hàng thương mại việt nam – nghiên cứu điển hình thương vụ sáp nhập giữa sacombank và southernbank (Trang 71 - 72)