3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Điện tử và Dịch vụ Ngân hàng Điện tử
Theo khái niệm được nêu tại thơng tư 35/2016/TT-NHNN thì:
₋ Dịch vụ ngân hàng trên Internet (Internet Banking): là các dịch vụ ngân hàng
và dịch vụ trung gian thanh tốn được các đơn vị cung cấp thơng qua mạng Internet.
₋ Hệ thống Internet Banking: là một tập hợp có cấu trúc các trang thiết bị phần
cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng truyền thông và an ninh bảo mật để sản xuất, truyền nhận, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số phục vụ cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ Internet Banking.
Từ đó, mọi người có thể hiểu Ngân hàng Điện tử là hệ thống quản lý các giao dịch thực hiện bằng phương tiện điện tử. Dịch vụ Ngân hàng Điện tử Internet Banking là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được ngân hàng cung cấp qua kênh trực tuyến để khách hàng sử dụng, được quản lý bởi hệ thống Ngân hàng Điện tử.
Dịch vụ Internet Banking được xem là linh hồn và xu hướng phát triển chính của Ngân hàng Điện tử bởi nó có các tính ưu việt sau mà các dịch vụ khác khó đáp ứng được:
₋ Tính nhanh chóng, tiện lợi: khách hàng có thể thực hiện các loại giao dịch
với ngân hàng qua Internet Banking tại mọi thời điểm và ở bất kỳ nơi đâu. Đồng thời kết quả giao dịch được phản hồi ngay lập tức, nhanh chóng và chính xác.
₋ Giảm chi phí, tăng thu nhập: dịch vụ Internet Banking khơng phát sinh nhiều
chi phí nhân sự, chi phí quản lý, thuê mướn trụ sở nên tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho ngân hàng. Cũng do đó mà phí giao dịch qua dịch vụ này sẽ thấp hơn so với phí các giao dịch tại quầy truyền thống, đem lại lợi ích nhiều hơn cho khách hàng.
₋ Tăng khả năng cạnh tranh: dịch vụ Ngân hàng Điện Tử giúp ngân hàng mở
rộng phạm vi hoạt động mà không cần mở thêm điểm giao dịch. Đây cũng là công cụ hữu hiệu để truyền thông, quảng bá sản phẩm dịch vụ cũng như hình ảnh của ngân hàng một cách hiệu quả.