Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 32)

Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp nhỏ

2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong khung phân tích

2.3.2.1. Biến phụ thuộc

Quyết định ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng bán lẻ (Y): Đề tài sử dụng biến phụ thuộc dựa vào hiện trạng ứng dụng TMĐT trong giai đoạn 2015 - 2018 của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ để đại diện cho quyết định ứng dụng TMĐT.

2.3.2.2. Biến độc lập

Biến quan tâm chính: Tham gia chính sách phát triển TMĐT hay khơng. Vì

mục tiêu thứ nhất của luận văn là đánh giá tác động của chính sách phát triển TMĐT đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, và tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của phương pháp bán thí nghiệm để thực hiện đánh giá nên sẽ tiến hành xem xét 2 nhóm doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp có điều kiện tương đồng về những yếu tố còn lại trong khung phân tích (xem phía dưới). Chỉ khác nhau là một nhóm (70 doanh nghiệp) được tham gia chính sách phát triển TMĐT, nhóm cịn lại (70 doanh nghiệp) thì khơng.

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Có hệ thống mạng nội bộ Quy mô

Doanh thu

Nguồn vốn kinh doanh Thời gian đã kết nối Internet Nhân sự chuyên về CNTT Trình độ người đứng đầu Ngành nghề kinh doanh Áp lực cạnh tranh Yếu tố ảnh hưởng chính sách khuyến khích phát triển TMĐT Quyết định ứng dụng TMĐT

Có mạng nội bộ (LAN): Có hoặc khơng có mạng nội bộ. Khi doanh nghiệp có

mạng nội bộ thì sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc ứng dụng TMĐT (Tomatzky, Fleischer và Chakrabarti, 1990).

Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về yếu tố mạng nội bộ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố mạng nội bộ

Mạng nội bộ

Nhóm Có Khơng có Cộng

Nhóm xử lý 30% 70% 100%

Nhóm kiểm sốt 25% 75% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Quy mơ (QM): Doanh nghiệp thuộc loại nhỏ hoặc siêu nhỏ theo phân loại dựa

theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP. Doanh nghiệp nhỏ sẽ có tiềm lực tốt hơn để ứng dụng TMĐT, nên khả năng có website sẽ cao hơn doanh nghiệp siêu nhỏ.

Như vậy, để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về quy mơ, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố quy mô

Quy mơ Nhóm Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp siêu nhỏ Cộng Nhóm xử lý 80% 20% 100% Nhóm kiểm sốt 80% 20% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Doanh thu (DT): Là doanh thu bình qn hàng năm, đơn vị tính là triệu đồng.

Doanh thu càng lớn, thì nhu cầu giao dịch với khách hàng lớn, ứng dụng TMĐT sẽ giúp thúc đẩy doanh thu (Lê Văn Sơn, 2017).

Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về doanh thu, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố doanh thu Doanh thu Doanh thu Nhóm < 2 tỷ 2 - 3 tỷ > 3 - 4 tỷ > 4 tỷ Cộng Nhóm xử lý 10 28 25 7 70 Nhóm kiểm sốt 11 22 29 8 70

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Thời gian đã kết nối Internet (TIME): Là thời gian được tính từ lúc doanh

nghiệp, cửa hàng bán lẻ bắt đầu kết nối Internet đến năm 2018. Khi doanh nghiệp có thời gian kết nối Internet càng lớn thì đồng nghĩa với thời gian kinh doanh càng lớn, khả năng tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường, được nhiều khách hàng biết đến, tạo điều kiện tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn. Mặt khác, họ cũng thấy được lợi ích của TMĐT mang lại, từ đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng TMĐT.

Theo Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng (2015), khi doanh nghiệp hoạt động nhiều năm thì nhu cầu đổi mới cơng nghệ sẽ cao hơn.

Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về thời gian đã kết nối Internet, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố thời gian đã kết nối Internet

Thời gian đã kết nối Internet Nhóm < 5 năm > 5 - 10 năm > 10 năm Cộng Nhóm xử lý 29 16 25 70 Nhóm kiểm sốt 22 16 32 70

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Nhân sự chuyên về CNTT (IT): Thể hiện tình trạng doanh nghiệp có hoặc

khơng có nhân sự chun trách về CNNT. Khi doanh nghiệp có người được đào tạo có trình độ cao về CNTT thì việc ứng dụng TMĐT sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn (Irene Bertschek và Helmut Fryges, 2002).

Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về nhân sự chuyên về CNTT, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.8.

Bảng 2.8: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố nhân sự chuyên về CNTT Nhân sự chuyên về CNTT Nhân sự chuyên về CNTT Nhóm Có Khơng Cộng Nhóm xử lý 71% 28% 100% Nhóm kiểm sốt 77% 23% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Trình độ người đứng đầu (TRINHDO): Thể hiện trình độ học vấn của người

đứng đầu là đại học/sau đại học hoặc dưới đại học. Trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định áp dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp (Lakhanpal, 1994). Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng (2015) cho rằng trình độ người quản lý ở doanh nghiệp càng cao thì càng quan tâm đến đổi mới công nghệ.

Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về trình độ người đứng đầu, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.9.

Bảng 2.9: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố trình độ người đứng đầu

Trình độ người đứng đầu Nhóm Đại học/Sau đại học Khác Cộng Nhóm xử lý 88% 12% 100% Nhóm kiểm sốt 93% 7% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Ngành nghề kinh doanh chính (NGANH): Thể hiện ngành nghề kinh doanh

chính của doanh nghiệp là ngành thương mại, dịch vụ hoặc không phải thương mại, dịch vụ. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ sẽ có nhu cầu ứng dụng TMĐT cao hơn các ngành nghề khác (Lê Văn Sơn, 2017; Nguyễn Xuân Thủy, 2016).

Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về ngành nghề kinh doanh chính, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố ngành nghề kinh doanh chính Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh Nhóm Thương mại, dịch vụ Khác Cộng Nhóm xử lý 22% 78% 100% Nhóm kiểm sốt 32% 68% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Áp lực cạnh tranh (APLUC): Doanh nghiệp cảm nhận về áp lực cạnh tranh

cao hoặc không cao. Khi doanh nghiệp cảm nhận áp lực cạnh tranh cao thì họ càng có nhu cầu đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh nhằm giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới mà TMĐT là một phương thức được xem xét (Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân, 2015). Do đó, khi áp lực cạnh tranh cao thì nhu cầu ứng dụng TMĐT càng lớn. Để đảm bảo tương đồng giữa 2 nhóm về áp lực cạnh tranh, tác giả đã chọn mẫu với cơ cấu như Bảng 2.11.

Bảng 2.11: Cơ cấu mẫu khảo sát theo yếu tố áp lực cạnh tranh

Áp lực cạnh tranh Nhóm

Cao Khơng cao Cộng

Nhóm xử lý 43% 57% 100%

Nhóm kiểm sốt 36% 64% 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)