Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN
3.1. Tổng quan về chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp
3.1.1. Giới thiệu về chính sách
Theo Kế hoạch số 181 /KH-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Đồng Tháp về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 với định hướng là: Xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; góp phần nâng cao hiệu quả, quản lý và điều hành của các cơ quan nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu đạt được vào năm 2020 (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017):
1 ) Có từ 40% - 50% doanh nghiệp có trang thơng tin điện tử, cập nhật thường xuyên, thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp.
2) Có từ 60% - 70% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử.
3) Có 80% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi mua hàng.
4) Có 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh tốn hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
5) Nguồn nhân lực thương mại điện tử được đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
6) 100% dịch vụ công liên quan đến xuất nhập khẩu được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4.
cấp trực tuyến mức độ 4.
Kế hoạch kinh phí triển khai phát triển TMĐT tỉnh Đồng Tháp đến 2020 dự kiến là 2.539 triệu đồng.
3.1.2. Kết quả triển khai chương trình phát triển TMĐT đối với doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018
Tình hình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, các doanh nghiệp đã từng bước tiếp cận với việc quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình trên mạng internet. Qua TMĐT, các doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội quảng bá thương hiệu của mình được sâu rộng hơn, cả trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp lớn, có đủ năng lực về tài chính và nhân sự thì tự đăng ký thành lập website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và thực hiện các giao dịch mua bán trên mạng internet (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2018).
Để tiếp tục tạo môi trường ứng dụng TMĐT và hỗ trợ các doanh nghiệp trong Tỉnh tham gia quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên môi trường TMĐT, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất. Từ năm 2017, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư triển khai nâng cấp và tích hợp Sàn giao dịch TMĐT lên thiết bị di động.
Theo Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp (2016, 2017, 2018, 2019), giai đoạn 2015 - 2018, có 235 doanh nghiệp trực tiếp tham gia chính sách hỗ trợ phát triển TMĐT, với tổng số tiền là 2.137 triệu đồng. Trong đó: Tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thương mại điện tử cho 60 doanh nghiệp với số tiền là 225 triệu đồng; Hỗ trợ xây dựng các mơ hình TMĐT tiên tiến cho 64 doanh nghiệp với số tiền là 738 triệu đồng; Hỗ trợ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử ứng dụng trong TMĐT cho 54 doanh nghiệp với số tiền là 380 triệu đồng; Hỗ trợ sàn giao dịch TMĐT của tỉnh cho 57 doanh nghiệp với số tiền là 794 triệu đồng.
Bảng 3.1: Kết quả triển khai TMĐT đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018
Khoản mục
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cộng 2015 - 2018 Số lượt doanh nghiệp Số tiền hỗ trợ Số lượt doanh nghiệp Số tiền hỗ trợ Số lượt doanh nghiệp Số tiền hỗ trợ Số lượt doanh nghiệp Số tiền hỗ trợ Số lượt doanh nghiệp Số tiền hỗ trợ Tập huấn chuyên sâu về kỹ
năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp
12 48 14 56 15 45 19 76 60 225
Hỗ trợ xây dựng các mơ
hình TMĐT tiên tiến 17 170 12 180 16 160 19 228 64 738 Hỗ trợ các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử ứng dụng trong TMĐT
18 90 13 104 12 120 11 66 54 380
Hỗ trợ sàn giao dịch
TMĐT của tỉnh 16 240 14 196 17 238 10 120 57 794
Tổng số 63 548 53 536 60 563 59 490 235 2.137