Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 37)

Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN

2.5. Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài

Với mục tiêu thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) để trả lời. Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, nghĩa là số liệu vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của đối tượng quan sát (Nguyễn Xuân Thành, 2006). Thực hiện phương pháp DID bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm: Nhóm tham gia chính sách (cịn gọi là nhóm xử lý) và nhóm khơng tham gia chính sách (cịn gọi là nhóm kiểm sốt). Giả thiết quan trọng của phương pháp DID là nếu khơng có chính sách thì đầu ra của nhóm xử lý và nhóm kiểm sốt có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do ảnh hưởng của chính sách.

Gọi Y là biến phản ánh đầu ra của chính sách. Gọi D là biến phản ánh nhóm quan sát, D = 0: Nhóm kiểm sốt; D = 1: Nhóm xử lý. T = 0 là khi chưa có chính sách, T = 1 là sau khi có chính sách. Tại thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm kiểm sốt là Y00 (D = 0, T = 0) và đầu ra của nhóm xử lý là Y10 (D = 1, T = 0).

Đầu ra, Y

Y11[D = 1]

Ước lượng DID

Y10[D = 1] Y01[D = 0]

Y00[D = 0]

T= 0 T = 1 Thời gian, T

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt

Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00. Tại thời điểm sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm kiểm sốt là Y01 (D = 0, T = 1) và đầu ra của nhóm xử lý là Y11 (D = 1, T = 1). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) - (Y10-Y00).

Đề tài chọn doanh nghiệp có tham gia chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2015 - 2018 nhưng trước đó khơng tham gia chính sách phát triển TMĐT làm nhóm xử lý. Và doanh nghiệp khơng tham gia chính sách phát triển TMĐT của tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2014 - 2018 nhưng có các đặc điểm (Có hệ thống mạng nội bộ, Quy mơ, Doanh thu, Thời gian đã kết nối Internet, Nhân sự chuyên về CNTT, Trình độ người đứng đầu, Ngành nghề kinh doanh, Áp lực cạnh tranh) tương tự với các doanh nghiệp thuộc nhóm xử lý ở thời điểm năm 2014, làm nhóm kiểm sốt. Với giả định rằng vào năm 2014, hai nhóm này có xuất phát điểm như nhau, nếu cả hai nhóm khơng tham gia chính sách phát triển TMĐT thì quyết định ứng dụng TMĐT của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2015 đến 2018.

Tác giả sẽ chuẩn bị sẵn các nội dung cần phỏng vấn, thiết kế phiếu khảo sát có đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, in ra sẵn và gửi trước cho các doanh nghiệp tham khảo, hẹn trước ngày gặp để phỏng vấn trực tiếp. Đến ngày gặp mặt, tác giả sẽ phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp hoặc người trực tiếp điều hành doanh nghiệp về những nội dung trong phiếu khảo sát. Bên cạnh đó, tác giả cịn phỏng vấn sâu, lấy ý kiến của doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn có kết hợp ghi chép và ghi âm.

Đối với mục tiêu 2, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu của phương pháp nghiên cứu định tính để trả lời câu hỏi thứ 2 của luận văn: nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động của Chính sách khuyến khích phát triển thương mại điện tử (TMĐT) đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là gì?

Đối tượng phỏng vấn chính là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Ngồi ra, tác giả cũng phỏng vấn thêm các cán bộ, công chức thuộc Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư đã tham gia xây dựng, triển khai chính sách phát

triển TMĐT để đối chiếu thông tin. Dàn ý phỏng vấn sâu xem phụ lục 3, 4.

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan và lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó thiết lập khung phân tích. Chương này cũng trình bày về dữ liệu, cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài.

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TMĐT ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ỨNG DỤNG TMĐT CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ, SIÊU NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)