Phát triển TMĐT căn cứ theo đặc thù của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 58 - 60)

Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN

4.3. Hàm ý chính sách

4.3.6. Phát triển TMĐT căn cứ theo đặc thù của doanh nghiệp

Để tham gia hiệu quả vào giao dịch TMĐT, các DN phải tiến hành đầu tư cho công nghệ thông tin, viễn thông một cách tương xứng nhằm đảm bảo năng lực xử lý các giao dịch trực tuyến và đảm bảo tính an tồn, bảo mật thơng tin cho chính doanh nghiệp cũng như bạn hàng, đối tác.

Ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TMĐT. Thực tế cho thấy ở Đồng Tháp có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ kinh doanh ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn tập trung ở ngành thương mại dịch vụ vì ngành nghề này có nhiều tiềm năng phát triển hơn các ngành khác. Do đó, việc thực hiện các chính sách TMĐT của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại, dịch vụ cũng dễ dàng hơn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề khác. Để việc kinh doanh được thuận lợi, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thì buộc các doanh nghiệp này phải thay đổi trong cách quản lý bằng những biện pháp như:

Về hoạt động quản lý doanh nghiệp: các doanh nghiệp nên đầu tư mua bản quyền các phần mềm quản lý doanh nghiệp để kiểm soát hoạt động kinh doanh được chặt chẽ hơn. Cụ thể như mua phần mềm quản lý bán hàng để thuận tiện trong việc theo dõi lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra hàng ngày; sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên một cách công bằng; ứng dụng phần mềm xử lý số liệu kế tốn để việc đánh giá tình hình tài chính được chặt chẽ, chính xác,…

Về phát triển bán hàng: các doanh nghiệp nên đầu tư các trang web bán hàng, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Thông qua những trang web được thiết kế bắt mắt, giới thiệu chi tiết các sản phẩm dịch vụ bằng những hình ảnh và đoạn phim quay trực tiếp trực quan, sinh động sẽ dễ dàng thu hút được lượng lớn khách hàng trên phạm vi cả nước. Thay vì trước đây, việc bán các sản phẩm dịch vụ chỉ dừng lại ở phạm vi bán cho các khách hàng mua sắm trực tiếp tại cửa hàng thì nay với sự tiến bộ của TMĐT các khách hàng từ khắp nơi có thể dễ dàng chọn mua những sản phẩm ở xa mà không cần đến tận nơi bán để lựa chọn.

Không những vậy, bằng cách ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt sẽ được khách hàng ngày càng tin cậy và chia sẻ, giới thiệu cho người khác cùng sử dụng. Doanh nghiệp sẽ tiết được một khoản lớn các chi phí đầu tư cho quảng cáo truyền thống như trước đây. Bằng nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng như: lập một trang mạng xã hội để bán hàng, thường xuyên cập nhật hình ảnh mẫu mã hàng hóa dịch vụ mới cho khách hàng; lập kênh giới thiệu sản phẩm bằng những đoạn phim ngắn được quay trực tiếp để khách hàng nhìn rõ sản phẩm để lựa chọn,… Các phương tiện này vừa giúp doanh nghiệp bán được nhiều khách hàng hơn và cịn giúp khách hàng có thể bình luận, đánh giá chất lượng sản phẩm, nếu sản phẩm dịch vụ tốt thì càng thu hút thêm nhiều khách hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)