Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 27)

Lĩnh vực DN siêu nhỏ DN nhỏ Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) Số lao động (người) Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) Số lao động (người) Nông, lâm, thủy sản ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 100 Công nghiệp xây

dựng ≤ 3 ≤ 10 ≤ 20 ≤ 100

Thương mại dịch vụ ≤ 3 ≤ 10 ≤ 50 ≤ 50

Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo phân loại tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp nhỏ

Các lý thuyết thường được sử dụng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là: Lý thuyết hành động (TRA); Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB); Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM); Sự khuếch tán của lý thuyết đổi mới (IDT); Khung công nghệ, tổ chức và môi trường (TOE).

TRA ban đầu được phát triển bởi Fishbein và Ajzen (1975). Theo lý thuyết này, hành vi của một cá nhân, tổ chức được quyết định cao bởi ý định của cá nhân, tổ chức

thực hiện hành vi đó và ý định này bị ảnh hưởng chung bởi hai yếu tố, đó là thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan (Davis, Bagozzi, & Warshaw, 1989). Giả thuyết này đã bị chỉ trích bởi Ajzen (1991) do mơ hình khơng thể thỏa hiệp trong một tình huống mà cá nhân, tổ chức khơng chịu sự kiểm sốt của ý chí.

Ajzen (1991) đã sửa chữa giới hạn của TRA bằng cách phát triển Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB). Trong TPB, Ajzen (1991) đã thêm các cấu trúc mới gọi là kiểm sốt hành vi nhận thức (PBC). Do đó, có ba yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện một hành vi nhất định, đó là thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức. Tuy nhiên, theo Yousafzai và cộng sự (2010) cả TRA và TPB vẫn cho rằng có sự gần gũi giữa ý định và hành vi, do đó khả năng dự đốn của mơ hình này vẫn cịn yếu nếu áp dụng trong tình huống có ý định và hành vi có mối tương quan cao. Hơn nữa, Yousafcai và cộng sự (2010) cũng chỉ trích mơ hình này vì đã bỏ qua, hoặc khơng bao gồm, một số yếu tố có thể làm tăng sức mạnh dự đoán, chẳng hạn như các quy tắc cá nhân và đánh giá hành vi tình cảm.

Mơ hình TAM được phát triển bởi Davis (1989) cung cấp một mơ hình nhằm mục đích giải thích một hành vi liên quan đến việc sử dụng máy tính. Mơ hình này được xây dựng dựa trên khung TRA. Trong lý thuyết này, hành vi thực tế được xác định cao bởi ý định hành vi và ý định hành vi được xác định chung bởi thái độ đối với và nhận thấy sự hữu ích. Bên cạnh việc xác định ý định hành vi, nhận thấy sự hữu ích cùng với việc dễ sử dụng cũng ảnh hưởng đến thái độ.

Mơ hình khuếch tán đổi mới (ID) được phát triển bởi Rogers (1983) dựa trên lý thuyết tâm lý học và xã hội học rộng lớn. Trong lý thuyết này, lợi thế tương đối, tính tương thích, độ phức tạp, khả năng thử nghiệm và khả năng quan sát là những yếu tố quyết định tỷ lệ chấp nhận đổi mới.

Khung công nghệ, tổ chức và môi trường (TOE) được phát triển ban đầu bởi Tomatzky, Fleischer và Chakrabarti (1990) để mô tả ảnh hưởng của các yếu tố theo ngữ cảnh trong việc áp dụng đổi mới. Có ba bối cảnh của một doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới cơng nghệ, đó là bối cảnh cơng nghệ, bối cảnh tổ chức và bối cảnh môi trường.

Bối cảnh công nghệ liên quan đến cả công nghệ bên trong và bên ngồi có liên quan đến doanh nghiệp, trong khi bối cảnh tổ chức liên quan đến bản chất và nguồn lực của doanh nghiệp, được quy định bởi quy mơ doanh nghiệp và phân cấp, chính thức hóa và sự phức tạp của cấu trúc quản lý của họ. Sau đó, bối cảnh mơi trường đề cập đến các bên khác xung quanh doanh nghiệp như đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và chính phủ (Zhu và cộng sự, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)