Đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về TMĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 56 - 57)

Chương 2 KHUNG PHÂN TÍCH, DỮ LIỆU VÀ CÁCH TIẾP CẬN

4.3. Hàm ý chính sách

4.3.4. Đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về TMĐT

Muốn thực hiện được bất kỳ chính sách nào thì việc đào tạo con người cũng là quan trọng nhất. Việc thực hiện chính sách TMĐT vẫn cịn là khái niệm mới lạ đối với các doanh nghiệp tại địa phương, do đó việc đào tạo để phát triển con người lại càng trở nên quan trọng.

Đối với các doanh nghiệp, muốn thực hiện chính sách TMDDT thì cần phải đào tạo nguồn nhân lực nắm vững các kiến thức TMĐT mới có thể tham gia vận hành. Doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với địa phương và các viện, trường thường xuyên mở các khóa kỹ năng, nghiệp vụ TMĐT ngắn hạn, nhằm nâng cao trình độ nhân lực TMĐT, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của TMĐT trong các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.

Đối với lĩnh vực giáo dục tại địa phương, các trường cần đào tạo, nâng cao nhận thức cho người học về nền kinh tế tri thức, vai trò của TMĐT trong hiện tại và tương lai. Các viện, trường cần nghiên cứu và đề xuất ý kiến đến các Bộ ngành có liên quan về các chính sách và chủ trương phù hợp nhằm phát triển TMĐT. Nhà trường nên gắn kết với doanh nghiệp, lắng nghe và thấu hiểu được nhu cầu về nguồn nhân lực TMĐT của doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo sát với thực tế. Khuyến khích các trường đại học, cao đẳng giảng dạy TMĐT, liên kết với các trường đại học uy tín của nước ngồi giảng dạy TMĐT. Gắn kết hoạt động đào tạo với hoạt động kinh doanh của DN, đảm bảo sinh viên được đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội đồng thời triển khai giảng dạy các kỹ năng ứng dụng TMĐT tại các trường dạy nghề. Tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo hay nói chuyện chuyên đề ở nhiều cấp khác nhau, nhiều địa phương khác nhau nhằm phổ biến cho mọi người dân, mọi đối tượng và mọi thành phần kinh tế những kiến thức cơ bản nhất về Internet/website và TMĐT. Cần phải triển khai các chương trình đào tạo về TMĐT ở bậc đại học, cao đẳng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân lực TMĐT. Các chương trình đào tạo nên hướng đến cả

hai đối tượng là sinh viên và cán bộ đang cơng tác trong các vị trí, tổ chức có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách phát triển thương mại điện tử đến quyết định ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trên địa bàn tỉnh đồng tháp (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)