2.1 Các khái niệm, nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu của Slade và cộng sự (2015)
Bài nghiên cứu xem xét ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động từ xa của người dùng tại Vương Quốc Anh. Có 433 phiếu khảo sát được phát hành , tuy nhiên, có 165 phiếu khảo sát chỉ hoàn thành 1 phần nên bị loại bỏ. Như vậy, có 268 số phiếu trả lời là hợp lệ. Có 117 phiếu trả lời là nam giới, chiếm 43.7% và 151 phiếu trả lời là nữ giới, chiếm 56.3%. Có 33.2% tỷ lệ trả lời có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên. Hơn 1 nửa số phiếu trả lời là những người làm việc toàn thời gian và bán thời gian, chiếm 51.5%. Có 16.8% là sinh viên chính quy. Trong số 268 phiếu khảo sát thu được, có 51.5% số người được khảo sát cho biết họ đã thực hiện thanh toán di động trước khi tiến hành bài khảo sát này, 67.5% số người được hỏi cho biết họ sẽ không mua 1 chiếc điện thoại hay 1 thương hiệu chỉ để thực hiện được ứng dụng thanh toán di động, 37.7% người được hỏi cho biết họ sẽ không sử dụng ứng dụng thanh toán di động ngay cả khi họ có khả năng về tài chính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội, tính đổi mới và nhận thức rủi ro ảnh hưởng lớn đến ý định của người dùng thanh toán di động, trong khi đó nỗ lực mong đợi và niềm tin vào hệ thống thì khơng ảnh hưởng đáng kể đến ý định của người dùng. Tuy nhiên, niềm tin vào hệ thống có tác động gián tiếp đáng kể đến ý định thông qua biến nhận thức về rủi ro.
Nghiên cứu này sử dụng và mở rộng mơ hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT để nghiên cứu việc không chấp nhận sử dụng ứng dụng thanh toán di động ở Vương quốc Anh. Mặc dù số liệu thống kê mô tả đã chỉ ra một nửa số người trả lời cho biết họ có thể thực hiện thanh toán bằng thiết bị di động của họ, tuy nhiên, tất cả những người trả lời này hiện khơng sử dụng thanh tốn di động.
Những phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng xã hội là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất dẫn đến người dùng khơng sử dụng thanh tốn di động. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng tầm quan trọng của ảnh hưởng xã hội đối với lợi thế của họ
bằng cách cung cấp cho những người sử dụng các ưu đãi hoặc phần thưởng khuyến khích.
Mơ hình nghiên cứu
Hình 2-1: Mơ hình nghiên cứu của Slade và các cộng sự (2015)
Nguồn: Slade và cộng sự, 2015
Hạn chế của nguyên cứu:
- Xác định được hành vi chính xác của người dùng là cực kỳ khó khăn, địi hỏi nghiên cứu tương lai có thể tiếp cận theo chiều dọc, cho phép kiểm tra ảnh hưởng của ý định vào hành vi sử dụng. Nghiên cứu theo chiều dọc cũng sẽ cho phép kiểm tra sự thay đổi của các biến quan sát thông qua thời gian, đặc biệt là kiểm tra xem liệu tác động của niềm tin vào ý định hành vi theo thời gian có ảnh hưởng đáng kể hay không. Nghiên cứu sâu hơn, không bị ràng buộc về thời gian và nguồn lực có thể khám phá sự tác động đáng kể của nỗ lực mong đợi.
- Việc đưa các đặc điểm cá nhân vào các mơ hình chấp nhận cơng nghệ phần lớn đã bị bỏ qua do sự phát triển ban đầu dành cho bối cảnh tổ chức. Vì vậy, nó sẽ
Hiệu quả mong đợi
Nỗ lực mong đợi
Ảnh hƣởng xã hội
Sự đổi mới
Nhận thức về rủi ro
Niềm tin vào hệ thống
hữu ích cho những khám phá trong tương lai về mối quan hệ giữa sự đổi mới vào hiệu quả mong đợi, ảnh hưởng xã hội và nhận thức về rủi ro. Phân tích mơ tả cho thấy những người khơng sử dụng thanh tốn di động có thể bị ảnh hưởng để sử dụng bởi các lợi ích tài chính, những nghiên cứu tương lai nên khám phá sự tác động các lợi ích tài chính.
- Chưa so sánh chéo về ý nghĩa của mơ hình này với những nước đang phát triển và đã phát triển. Đây sẽ là những lý thuyết và thực tế hữu ích.