Nghiên cứu của Ming-Chi Lee (2008)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động đối với nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Bài nghiên cứu được tiến hành ở Đài Loan 2008, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến, bao gồm các yếu tố tích cực (nhận thức lợi ích) và các yếu tố tiêu cực (nhận thức về rủi ro) với việc sử dụng tích hợp mơ hình chấp nhận cơng nghệ (technology acceptance model-TAM) và mơ hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch (theory of planned behavior model-TPB) để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến.

Bài nghiên cứu được thực hiện theo quy trình 2 bước dựa trên dữ liệu thu thập được. Đầu tiên, tác giả đã kiểm tra đo lường mô hình để đo lường giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Sau đó, tác giả đã kiểm tra cấu trúc mơ hình để nghiên cứu cường độ và hướng tác động của các mối quan hệ. Cuộc khảo sát được tiến hành với mẫu là 446 người khảo sát trực tuyến.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 5 loại rủi ro (rủi ro an toàn, rủi ro tài chính, rủi ro thời gian, rủi ro xã hội và rủi ro hiệu quả) thì rủi ro an tồn là rủi ro duy nhất có tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định hành vi sử dụng dịch vụ. Điều này nhấn mạnh rằng đảm bảo an toàn là một yếu tố quan trọng đối với người dùng. Mặc khác, ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến bị ảnh hưởng tích cực bởi yếu tố nhận thức (β = 0.32). Kết quả cho thấy mơ hình được đề xuất có khả năng giải thích

Hình 2-3: Mơ hình nghiên cứu của Ming-Chi Lee (2008)

Nguồn: Ming-Chi Lee, 2008

tốt và khẳng định tính mạnh mẽ của nó trong việc dự đốn ý định của khách hàng để sử dụng dịch vụ

Mơ hình nghiên cứu

Hạn chế của nghiên cứu:

- Cách thức khảo sát trực tuyến phù hợp với những người có sử dụng internet. Nghiên cứu tương lai có thể xem xét lấy mẫu từ một phân tán lớn hơn.

PU

PEOU

Nhận thức về lợi ích

Thái độ Ý định

Rủi ro hiệu quả

SN

PBC

Rủi ro xã hội

Rủi ro thời gian

Rủi ro tài chính Rủi ro bảo mật Nhận thức về rủi ro TAM TPB H1 H2 H3 H4 H6 H H8b H8a H10a H10b H11 H9a H9b H12b H12a H14 H13

Hình 2-4: Mơ hình đề xuất nghiên cứu

- Về cơ bản, mối quan hệ nhân quả có thể tồn tại giữa nhận thức về lợi ích và nhận thức về sự hữu ích. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này đã khơng tìm được bất kỳ một bằng chứng nào chứng minh được sự tồn tại của mối quan hệ này. Tác giả đã thực hiện phân tích sự tác động qua lại giữa nhận thức về lợi ích và nhận thức về sự hữu ích nhưng chỉ thu được hai hệ số đường dẫn không đáng kể.

- Bài nghiên cứu đã chỉ ra được hai nhân tố bên ngoài tác động đến ý định là nhận thức về rủi ro và nhận thức về lợi ích. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có nền văn hóa riêng. Phát hiện trong nghiên cứu này có thể áp dụng được tại Đài Loan nhưng có thể khơng áp dụng được tại những quốc gia có nền văn hóa khác (Bontempo và cộng sự, 1997; Weber và Hsee, 1998). Hơn nữa, theo nghiên cứu của Tse (1988), xu hướng nhận thức của cá nhân đối với rủi ro khác nhau giữa văn hóa. Nói cách khác, việc khách hàng chấp nhận ngân hàng trực tuyến có thể bị ảnh hưởng gián tiếp bởi sự khác biệt về văn hóa. Tuy nhiên, điều này cần kiểm tra thêm và xác nhận. Do đó, việc nhân rộng nghiên cứu này trên phạm vi rộng hơn với các nền văn hóa quốc gia khác nhau là điều cần thiết cho việc tổng quát hóa các phát hiện này.

- Tác giả sử dụng dữ liệu cắt ngang để thực hiện bài nghiên cứu. Các nghiên cứu tương lai nên nghiên cứu theo chiều dọc, không bị ràng buộc về thời gian và nguồn lực có thể khám phá sự tác động đáng kể của các yếu tố đến ý định hành vi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động đối với nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)