Tổng số phiếu khảo sát phát hành là 310 bảng, thu về 286 bảng, có 21 bảng không đạt yêu cầu nên bị loại, còn lại 265 bảng hợp lệ, đạt tỷ lệ 85.48%. Phân loại 265 người tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát, kết quả như sau:
Về giới tính: Kết quả thu được cho thấy có 127 nam chiếm 47.9% và 138 nữ
chiếm 52.1% tham gia trả lời phỏng vấn. Việc lấy mẫu khơng có sự chênh lệch nhiều về giới tính, tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ là 4.2%.
Về độ tuổi: Đối tượng khảo sát tập trung phần lớn ở 2 nhóm độ tuổi từ 20 tuổi
đến dưới 30 tuổi và từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi. Trong đó nhóm độ tuổi từ 20 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm hơn một nửa đối tượng tham gia khảo sát chiếm 59.6%. Có 38.5% là nhóm độ tuổi từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi. Nhóm độ tuổi từ trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp 9.1% với số lượng là 5 người. Khơng có người nào dưới 20 tuổi. Kết quả này có thể chấp nhận vì trên thực tế u cầu địi hỏi của các doanh nghiệp khi tuyển dụng vào làm văn phòng hầu hết đều tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học…, đối tượng sử dụng ứng dụng trên chiếc điện thoại di động thường là những người tiêu dùng trẻ, họ yêu thích những điều mới. Hơn nữa, trong ngành nghề, lĩnh vực mà tác giả nghiên cứu thì tỷ trọng nhóm độ tuổi từ 20 tuổi đến 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Thông tin mẫu Số lƣợng Tỷ lệ % Tích lũy %
Giới tính Nam 127 47.9 47.9 Nữ 138 52.1 100 Tổng cộng 265 100 Độ tuổi Từ 20 đến dưới 30 tuổi 158 59.6 59.6
Từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi 102 38.5 98.1
Từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi 3 1.1 99.2
Từ 50 tuổi trở lên 2 0.8 100 Tổng cộng 265 100 Trình độ học vấn Trung cấp 14 5.3 5.3 Cao đẳng 42 15.8 21.1 Đại học 186 70.2 91.3 Sau đại học 20 7.5 98.9 Khác 3 1.1 100 Tổng cộng 265 100 Mức thu nhập Dưới 10 triệu đồng/tháng 95 35.8 35.8
Từ 10 triệu đồng/tháng đến dưới 20 triệu đồng/tháng 137 51.7 87.5
Từ trên 20 triệu đồng/tháng 33 12.5 100
Tổng cộng 265 100
Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS - Phụ lục 3
Về trình độ học vấn: Trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào những
người có trình độ từ đại học trở lên với số lượng 209 người, chiếm 78.87%. Trong đó, những người có trình độ đại học chiếm tỷ trọng đáng kể với 70.2% trong tổng thể. Như vậy, mẫu nghiên cứu tập trung vào đối tượng là nhân viên văn phòng đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, họ có nhận thức tốt về những những ứng dụng mới, có mơi trường thuận lợi để chia sẻ với đồng nghiệp, những người xung quanh về những tính năng mới mà họ biết, đặc biệt là ứng dụng trên chính chiếc điện thoại di động mà họ sử dụng hàng ngày.
Về mức thu nhập: Kết quả thu được cho thấy có 170 người có mức thu nhập
từ trên 10 triệu, chiếm 64.15% tổng thể. Có 95 người có mức thu nhập dưới 10 triệu, chiếm 35.85% tổng thể. Điều này cho thấy, những người tham gia trả lời khảo sát có mức thu nhập tương đối khá, điều này có thể chấp nhận được bởi vì đối tượng khảo sát chính của bài nghiên cứu đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp tại TP. HCM.
Tóm lại, đối tượng mẫu khảo sát trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào đối tượng là những cá nhân đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi với trình độ chủ yếu là đại học. Những đối tượng khảo sát này là các cá nhân, họ có lợi thế về tuổi trẻ, có kiến thức, họ nhạy bén và thích nghi với những cái mới, họ có đam mê và có thể theo đuổi đam mê của tuổi trẻ. Và đặc biệt, điện thoại thông minh với họ khơng cịn xa lạ, điện thoại thông minh không chỉ giúp họ thực hiện các thao tác nghe gọi thông thường, mà cịn giúp họ trong cơng việc và trong cuộc sống hàng ngày.