Phân tích EFA thang đo ý định hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động đối với nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 60)

Từ kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy 3 biến quan sát của thành phần ý định hành vi đều đảm bảo độ tin cậy nên tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả bảng 4.10 cho thấy hệ số KMO = 0.702 ( 0.7, được), điều này cho thấy tương quan từng thành phần giữa các biến quan sát trong tổng thể là chấp nhận. Thống kê Chi – Square của kiểm định cho giá trị sig. = 0.000 (<0.05), điều này cho thấy các biến quan sát của ý định hành vi sử dụng có mối quan hệ tương quan với nhau trong tổng thể.

Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Bartlett của ý định sử dụng Kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin 0.702

Kiểm định xoay Bartlett

Chi-Square xấp xỉ 249.260

Bậc tự do df 3

Mức ý nghĩa Sig. .000

Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS - Phụ lục 6

Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc cho thấy có 3 biến quan sát được trích Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc chỉ ra rằng có 3 biến quan sát được trình thành 1 nhân tố tại điểm có Eigenvalues = 2.143 (lớn hơn 1), kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng và thành phần của thang đo.

Thêm vào đó, tất cả biến quan sát đều đạt hệ số nhân tố tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.5, tổng phương sai trích là 71.426 % (lớn hơn 50%), có nghĩa là 71.426% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 1 nhân tố được tạo ra. Cụ thể, kết quả phân tích này được trình này ở bảng 4.11 bên dưới:

Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến ý định hành vi Biến quan sát Nhân tố

1 BI3 0.869 BI2 0.847 BI1 0.819 Eigenvalues 2.143 Phương sai trích (%) 71.426 Cronbach’s Alpha 0.8 Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS - Phụ lục 6

Từ kết quả kiểm định EFA (Bảng 4.11) này cho thấy rằng các biến quan sát đều đạt yêu cầu, không loại bỏ biến nào ra khỏi thang đo.

Như vậy, dựa vào kết quả Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA ở trên cho thấy thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy. Như vậy, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu được giữ nguyên như đề xuất, không thay đổi.

Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả phân tích Thang đo Thành phần Số biến

quan sát Cronbach's Alpha Phƣơng sai trích (%) Đánh giá Biến độc lập

1 – Hiệu quả mong đợi 4 0.857

74.714 Đạt yêu cầu 2 – Nỗ lực mong đợi 4 0.878

2 – Ảnh hưởng xã hội 3 0.889 4 – Điều kiện thuận lợi 4 0.852 5 – Nhận thức về rủi ro 3 0.888 6 – Nhận thức về lợi ích 3 0.773 Biến phụ thuộc 1 – Ý định hành vi 3 0.8 71.426 Đạt yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng thanh toán di động đối với nhân viên văn phòng tại thành phố hồ chí minh (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)