Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 29 - 33)

2.6. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

2.6.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam

1986 – 2003

Theo báo cáo của Viện Kinh tế nông nghiệp (2005), trong suốt quá trình đổi mới, nơng nghiệp ln giữ vai trị nền tảng cho cơng nghiệp và dịch vụ phát triển, nhưng đến nay, khi lĩnh vực nông nghiệp thu hẹp lại, công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn, thì các lĩnh vực này vẫn chưa trở thành đầu tầu kéo nông

nghiệp đi lên. Trước đổi mới, tăng trưởng nông nghiệp rất thấp. Trong giai đoạn (1986 - 2003) nông nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng giá trị sản lượng với tốc độ bình quân 5,55%/năm và tăng GDP là 3,63%/năm. Lĩnh vực công nghiệp nhờ vốn đầu tư nước ngồi và đầu tư Nhà nước tăng nhanh, cơng nghiệp và xây dựng tăng trưởng rất nhanh với tốc độ bình qn tăng GDP 9,31%/năm. Hoạt động dịch vụ nhờ chính sách đổi mới tự do hố thương mại và phát triển các thành phần kinh tế đã khởi sắc rõ rệt với mức tăng trung bình 6,66%.

2.6.1.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản

Trong nông – lâm – thủy sản, chuyển dịch cơ cấu diễn ra rõ rệt nhưng không đồng đều. Trong ba ngành, ngành thuỷ sản với chu kỳ kinh tế ngắn, tổ chức sản xuất khép kín, thị trường phát triển thuận lợi, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Lâm nghiệp có chu kỳ kinh tế rất dài, địa bàn sản xuất trải rộng, thị truờng kém phát triển nên tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua rất thấp.

Trong cơ cấu sản xuất nơng nghiệp, giữa ba ngành chính là trồng trọt -chăn nuôi - dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng diễn ra chậm. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 80% năm 1986 xuống 76% năm 2002. Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp. Chăn ni đạt mức tăng trưởng bình qn 6,7%/năm so với 3% giai đoạn 1986- 1990, chiếm 20% giá trị sản xuất nông nghiệp và 13% cơ cấu GDP nông nghiệp, chưa đủ để trở thành một ngành chính. Khu vực dịch vụ tăng trưởng rất chậm, tốc độ bình quân là 3,6%/năm, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống và chưa trở thành nguồn thu nhập quan trọng cho cư dân nông thôn.

Sản xuất lúa phát triển đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập cho nông dân, khởi động quá trình đổi mới kinh tế cả nước. Trong giai đoạn 1980 - 2002, sản lượng lúa tăng bình quân 5%/năm. Nhờ sản xuất lúa tăng trưởng, Việt Nam từ năm 1989 đứng vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới, từ 1989 đến 2002 đã xuất khẩu trên 33 triệu tấn gạo sang 30 thị trường thế giới, đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 12%/năm.

Cây rau màu có giá trị kinh tế được chú ý phát triển, diện tích khoai lang và sắn giảm dần. Riêng cây ngô đáp ứng nhu cầu thức ăn gia sức ngày càng tăng, tiếp tục phát triển ổn định và tăng nhanh trong những năm gần đây.

Cây công nghiệp hàng năm thay thế nguyên liệu nhập khẩu phục vụ công nghiệp chế biến được bảo hộ mậu dịch và trong một số trường hợp còn được đầu tư trợ cấp trực tiếp nên có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Cây ăn quả tăng diện tích lên nhanh chóng. Mạnh nhất là nhóm nhãn, vải, chơm chơm với mức tăng bình qn 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước. Xồi và cây có múi cũng tăng trưởng 18%/năm và 11%/năm.

Cây công nghiệp lâu năm phục vụ xuất khẩu lại gắn chặt với thay đổi trên thị trường quốc tế.

Sản phẩm chăn ni gắn bó với thị trường trong nước. Khi chi tiêu của nhân dân tăng 1% thì tiêu thụ thịt lợn, thịt gà cũng tăng lên gần 1%. Nhìn chung, ngành chăn ni có bước tăng trưởng rõ nhưng chủ yếu là tăng số đầu con, hiệu suất và chất lượng chăn ni thấp, thêm vào đó là tình trạng dịch bệnh kéo dài, nhà máy giết mổ quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu không đảm bảo vệ sinh... làm cho sản phẩm cạnh tranh yếu, giá thành cao, rủi ro lớn.

Mức tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp từ 1986 đến 2003 tính theo giá so sánh năm 1994 là 2,47%/năm. Do tăng trưởng chậm và khơng đều, đến nay lâm nghiệp chỉ cịn chiếm dưới 5% tổng GDP của toàn ngành.

Thủy sản là ngành đi đầu trong quá trình đổi mới. Trong giai đoạn 1986- 2002, ngành thuỷ sản tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 9,23%/năm. Thuỷ sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu.

2.6.1.2. Nguyên nhân và bài học chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Chuyển đổi cơ cấu ngành hàng do tác động của chính sách và thị trường: Một số ngành như chăn ni và rau quả chịu ảnh hưởng rõ rệt của thị trường trong nước đang tăng trưởng theo mức tăng trưởng kinh tế chung. Thu nhập tăng, nhu cầu của nguời tiêu dùng tăng, kích thích người sản xuất mở rộng quy mơ, chuyển đổi cơ

cấu mặt hàng, nâng cao chất lượng. Sản xuất ngày càng phát triển và thị trường phân chia riêng biệt tuỳ theo thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng giàu, nghèo; thành thị và nông thôn.

Một số ngành sản xuất chủ yếu để xuất khẩu như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, đồ gỗ xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ... bám sát biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Hầu hết các mặt hàng này được xuất khẩu dưới dạng thô và bán qua trung gian nên giá cả rất bấp bênh và tín hiệu thơng tin thị trường chuyển đến người sản xuất chậm và sai lạc, đôi khi gây ra khủng hoảng thừa nông sản đầu ra (cà phê và cao su) hoặc thiếu nguyên liệu đầu vào (hạt điều), khó khăn cho người sản xuất, nhất là người nghèo.

Chuyển dịch cơ cấu gắn với qui hoạch và khoa học công nghệ: Chuyển dịch cơ cấu thành cơng khi hàng hố có khả năng cạnh tranh, chiếm được thị trường. Muốn vậy, quy hoạch phải chỉ ra được lợi thế của địa phương. Những địa phương xác định được thế mạnh của mình thì hình thành được các vùng chuyên canh có giá thành sản xuất thấp, năng suất cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường như cây thanh long, cây nho, cây bông ở Duyên hải Trung Bộ; cây lúa, cá basa, con tôm ở đồng bằng sông Cửu Long ... Ngược lại, những trường hợp quy hoạch sai, sản phẩm tạo ra sẽ bị lấn át trên thị trường. Đó là trường hợp của ngành đường Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, ngành chế biến quả Hải Phòng.

Chuyển đổi cơ cấu xuất phát từ nội lực mọi thành phần kinh tế: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra đồng loạt trên khắp cả nước, từ sản xuất đến chế biến và kinh doanh nơng sản. Chỉ có một nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần mới đủ sức thực hiện một cách hiệu quả. Một số hoạt động chuyển đổi cơ cấu sản xuất được tập trung cao cả về chính sách và đầu tư như các chương trình phát triển dâu tằm, mía đường, muối, làm giấy ... nhưng chỉ tập trung hỗ trợ cho công nghiệp chế biến, cho các doanh nghiệp quốc doanh ... Kết quả là được nhà máy thì mất vùng ngun liệu, được sản phẩm thì khơng có thị trường

phát triển và điều chỉnh sự thay đổi trong kết cấu sản xuất nên những mặt hàng đem lại lợi ích kinh tế, trực tiếp nâng cao thu nhập của người sản xuất kinh doanh thường chuyển đổi cơ cấu thành công.

Trong thời gian tới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành cơng hay khơng tuỳ thuộc chính sách và thị trường có đưa ra tín hiệu định hướng cho nhân dân vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cho thu nhập cao hơn hay không và ngược lại, kết quả của chuyển dịch kinh tế có đem lại thu nhập cho nhân dân thì nội lực mới được tích lũy để tạo ra bước chuyển đổi mới, cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)