Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 35 - 37)

2.6. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

2.6.2.2. Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông

đổi khí hậu

(1) Nhóm giải pháp đối phó tình trạng xâm nhập mặn

Cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nơng nghiệp theo hướng thích nghi trước biến đổi khí hậu: Điển hình là tỉnh Bạc Liêu đã chuyển nhiều vùng bị nhiễm mặn sang nuôi tôm sú và ngao; tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bến Tre phát triển diện tích trồng dừa (có thể chịu đựng được độ mặn từ 4-10‰).

Quy hoạch thủy lợi và quy hoạch nông nghiệp theo vùng chứ khơng chỉ theo địa phương, tránh tình trạng giữa 2 địa phương có cùng kênh thủy lợi nhưng sản xuất nơng nghiệp khác nhau.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân về kỹ thuật canh tác cây trồng và vật ni mới theo hướng biến đổi khí hậu.

Xây dựng và hồn thiện hệ thống cơng trình giữ nước ngọt trong đồng bằng. Người dân cần chủ động tích trữ nước ngọt để sử dụng trong thời gian nước mặn xâm nhập; đối với sản xuất, người dân cần theo dõi thời điểm nước triều xuống, khi độ mặn giảm tới mức cho phép thì chủ động tích nước, lấy nước vào đồng.

Lựa chọn cây trồng, vật ni thích nghi với điều kiện khơ hạn và mơi trường nước mặn, nước lợ. Nghiên cứu tiến hành các biện pháp bền vững lâu dài cho phát triển kinh tế địa phương, cần phải từng bước lựa chọn và lai tạo các giống cây trồng, vật ni có thể tồn tại và phát triển trong mơi trường khô hạn, nước mặn và nước lợ. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông, đây là dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đơng và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mekong và Trung Quốc để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung của cả khu vực theo Hiệp định Mekong 1995, ký kết song phương với từng quốc gia hay đa phương.

(2) Nhóm giải pháp đối phó với tình trạng lũ không về

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng tiết kiệm nước tưới, chuyển đổi ngành nghề phù hợp để thích nghi với tình hình khơng có lũ.

Tổ chức lại sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp (chuyển từ tư duy phát triển theo diện tích, năng suất, sản lượng sang tư duy về giá trị và hiệu quả kinh tế đạt được trên đơn vị diện tích đất, từ đó cơ cấu lại các sản phẩm nơng nghiệp theo thị trường và lợi thế so sánh).

Trong các năm thời tiết bình thường thì cần chủ động trữ nước trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Cần tạo vùng trữ lũ dọc các sơng, kênh chính và các vùng bảo tồn. Ở các khu vực này khơng bố trí dân cư sinh sống mà tận dụng làm khu sinh thái, nuôi trồng thủy sản kết hợp tạo cảnh quan và phát triển du lịch.

Cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ cho nông dân khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi nghề (hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nghề, mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở nhà xưởng khi đầu tư ban đầu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 35 - 37)