Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp Đồng bằng sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 33)

2.6. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

2.6.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp Đồng bằng sông

trước biến đổi khí hậu

Theo Phước Minh Hiệp (2016), tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long rất to lớn. Theo những kịch bản mới nhất về nước biển dâng được công bố, nếu nước biển dâng từ 73cm - 100cm vào năm 2100 sẽ có 39% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long bị xâm thực mặn. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đồng bằng sơng Cửu Long lại xuất hiện tình trạng lũ không về đã gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất và mọi mặt của 18 triệu dân trong vùng.

2.6.2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành kinh tế nơng nghiệp vùng đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều tác động từ biến đổi khí hậu đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là xâm nhập mặn và tình trạng lũ khơng về.

(1) Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ đầu năm 2015 đến đầu năm 2016, đã có 11/13 tỉnh/thành phố cơng bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn. Tình hình xâm nhập mặn xuất hiện sớm đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa của người dân, nhất là các vùng ven biển. Theo tính

tốn, khi độ mặn vượt q 1 phần nghìn là đã khơng thể sử dụng được cho sinh hoạt, nếu vượt quá 4 phần nghìn thì cây lúa khơng sinh trưởng được và chết ngay. Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhiều diện tích lúa đã bị ảnh hưởng. Ở vụ Mùa và Thu Đơng năm 2015, có khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng khoảng 50.000 ha; vụ Đơng xn 2015-2016, 8 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long là Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu và Hậu Giang đã xuống giống hơn 971.200 ha (chiếm 62,2% diện tích lúa của tồn vùng), trong đó khoảng 339.234 ha có nguy cơ bị hạn hán, xâm nhập mặn (chiếm 35,51% diện tích xuống giống của vùng ven biển).

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến ni thủy sản. Hầu như tồn bộ vùng quy hoạch nuôi tôm nước lợ đều bị tác động. Những vùng nuôi thủy sản ở hạ lưu sơng Hậu thuộc tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Kiên Giang chịu ảnh hưởng nhiều nhất, có thể dẫn đến nguy cơ phá vỡ các quy hoạch phát triển ni trồng thủy sản. Diện tích ni tơm nhiều tỉnh bị thiệt hại, trong đó, tỉnh Cà Mau có trên 70% diện tích ni thủy sản bị thiệt hại (2.700 ha), kế đến là Trà Vinh, Bến Tre có diện tích bị thiệt hại từ 30-70%.

(2) Ảnh hưởng của lũ không về ở đồng bằng sông Cửu Long, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và đặc biệt là nhiều quốc gia ở thượng nguồn sông Mekong xây dựng các cơng trình thủy điện đã ngăn dịng, chuyển dòng chảy làm cho vùng đồng bằng sơng Cửu Long khơng cịn xuất hiện lũ. Cuộc sống của hàng ngàn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào mùa “nước nổi” đang bị đe dọa bởi khả năng lũ sẽ khơng về trong năm nay. Vì vậy, nhiều hệ lụy đang diễn ra làm ảnh hưởng đến đời sống người dân, như: (1) Cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, cụ thể, tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An và Tiền Giang 3 năm lũ không về hoặc lượng nước lũ về không lớn, người dân không thể bắt cá vào mùa lũ; (2) Đất đai bạc màu, khi lũ không về, đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm mất khoảng 40 - 70 triệu tấn phù sa, người dân trong vùng khơng có tập qn làm phân hữu cơ nên khi khơng có phù sa đất đai đễ bị bạc màu; (3) Thiếu nước ngọt vào mùa

2.6.2.2. Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nơng nghiệp trước biếnđổi khí hậu đổi khí hậu

(1) Nhóm giải pháp đối phó tình trạng xâm nhập mặn

Cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nơng nghiệp theo hướng thích nghi trước biến đổi khí hậu: Điển hình là tỉnh Bạc Liêu đã chuyển nhiều vùng bị nhiễm mặn sang nuôi tôm sú và ngao; tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bến Tre phát triển diện tích trồng dừa (có thể chịu đựng được độ mặn từ 4-10‰).

Quy hoạch thủy lợi và quy hoạch nông nghiệp theo vùng chứ không chỉ theo địa phương, tránh tình trạng giữa 2 địa phương có cùng kênh thủy lợi nhưng sản xuất nông nghiệp khác nhau.

Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân về kỹ thuật canh tác cây trồng và vật ni mới theo hướng biến đổi khí hậu.

Xây dựng và hồn thiện hệ thống cơng trình giữ nước ngọt trong đồng bằng. Người dân cần chủ động tích trữ nước ngọt để sử dụng trong thời gian nước mặn xâm nhập; đối với sản xuất, người dân cần theo dõi thời điểm nước triều xuống, khi độ mặn giảm tới mức cho phép thì chủ động tích nước, lấy nước vào đồng.

Lựa chọn cây trồng, vật ni thích nghi với điều kiện khơ hạn và mơi trường nước mặn, nước lợ. Nghiên cứu tiến hành các biện pháp bền vững lâu dài cho phát triển kinh tế địa phương, cần phải từng bước lựa chọn và lai tạo các giống cây trồng, vật ni có thể tồn tại và phát triển trong mơi trường khô hạn, nước mặn và nước lợ. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông, đây là dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đơng và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.

Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mekong và Trung Quốc để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung của cả khu vực theo Hiệp định Mekong 1995, ký kết song phương với từng quốc gia hay đa phương.

(2) Nhóm giải pháp đối phó với tình trạng lũ khơng về

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng tiết kiệm nước tưới, chuyển đổi ngành nghề phù hợp để thích nghi với tình hình khơng có lũ.

Tổ chức lại sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp (chuyển từ tư duy phát triển theo diện tích, năng suất, sản lượng sang tư duy về giá trị và hiệu quả kinh tế đạt được trên đơn vị diện tích đất, từ đó cơ cấu lại các sản phẩm nông nghiệp theo thị trường và lợi thế so sánh).

Trong các năm thời tiết bình thường thì cần chủ động trữ nước trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Cần tạo vùng trữ lũ dọc các sơng, kênh chính và các vùng bảo tồn. Ở các khu vực này khơng bố trí dân cư sinh sống mà tận dụng làm khu sinh thái, nuôi trồng thủy sản kết hợp tạo cảnh quan và phát triển du lịch.

Cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ cho nông dân khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi nghề (hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nghề, mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở nhà xưởng khi đầu tư ban đầu).

2.7. Khung phân tích

Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Long An giai

đoạn 2010 – 2017:

Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lĩnh vực: (1) Trồng trọt; (2) Chăn nuôi, (3) Lâm nghiệp; (4) Thủy sản.

Phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ảnh hưởng đến: (1) Việc làm; (2) Năng suất lao động.

Phân tích các yếu tố có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Chuỗi giá trị.

Định hướng và giải pháp phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2025.

Định hướng các đối tượng chủ lực phát triển ngành nông nghiệp: (1) Trồng trọt; (2) Chăn nuôi; (3) Lâm nghiệp; (4) Thủy sản.

Trên cơ sở lý luận và phân tích, từ đó định hướng phát triển ngành nông nghiệp hợp lý: (1) Trồng trọt; (2) Chăn nuôi; (3) Lâm nghiệp; (4) thủy sản

Các giải pháp phát triển ngành nơng nghiệp tỉnh.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2, tác giả đã trình bày các khái niệm liên quan đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các thước đo về tăng trưởng kinh tế; tác giả đã nêu cơ sở lý luận về vai trị của nơng nghiệp đối với phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn Việt Nam giai đoạn 1986 – 2003 và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Đồng bằng song Cửu Long trước biến đổi khí hậu. Từ cơ sở lý luận và thực trạng nghiên cứu, tác giả đã xây dựng khung phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng và định hướng phát triển ngành nông thôn tỉnh Long An.

Chương 3

PHÂN TÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

Trong chương 3, tác giả giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý – kinh tế, khí hậu - thời tiết, tài nguyên đất, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản và tài nguyên rừng; đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đánh giá hiện trạng sử dụng đất; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh; giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến; xây dựng cánh đồng lớn; chuỗi giá trị; đánh giá các hinh thức tiêu thụ sản phẩm; xác định các hình tổ chức sản xuất; đánh giá mức đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; đánh giá lực lượng lao động tỉnh.

3.1. Tổng quan

3.1.1. Vị trí địa lý - kinh tế

Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng sơng Cửu Long, diện tích tự nhiên là 4.492,35 km2; phía đơng giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh; phía Bắc giáp tỉnh Svay Riêng - vương quốc Campuchia; phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Long An có 15 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện: thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường, các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành. Long An có hệ thống giao thơng kết nối tỉnh với khu vực hồn chỉnh bao gồm cả đường bộ lẫn đường thủy. Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cho ngành nơng nghiệp phát triển. 3.1.2. Khí hậu, thời tiết:

Khí hậu của tỉnh Long An có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng tháng khá cao (27,0 - 27,90C) và tương đối ổn định; ánh sáng dồi dào (thời gian chiếu sáng 6,8 - 7,5 giờ/ngày). Đây là những điều kiện thuận lợi canh

tác nhiều vụ /năm với năng suất và chất lượng cao. Lượng mưa trung bình hàng năm ít (1.450 - 1.550 mm/năm), mùa mưa thực sự bắt đầu từ 16 - 21 tháng 5 và kết thúc từ 20 - 31 tháng 10 với lượng mưa chiếm 70 - 80% tổng lượng mưa cả năm. 3.1.3. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra phân loại tài nguyên đất, tỉnh Long An có tám nhóm đất chính như sau: (1) Nhóm đất phèn có diện tích lớn nhất là 208.449 ha (chiếm 46,41% diện tích tự nhiên). Phân bố chủ yếu các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường. Các loại cây trồng chính như: tràm, khoai mì, khoai mỡ; (2) Nhóm đất xám có tổng diện tích là 94.721 ha (chiếm 21,09% diện tích tự nhiên). Phân bố chủ yếu các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hố, Thạnh Hố, Đức Huệ và Đức Hồ. Các loại cây trồng như: đậu phộng, bắp, rau màu, đậu các loại, mía, cây ăn quả; (3) Nhóm đất phù sa có diện tích là 74.099 ha (chiếm 16,5% diệ n tích tự nhiên). Phân bố chủ yếu các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường. Cây trồng chính là lúa (2 - 3 vụ/năm); (4) Nhóm đất mặn có diện tích là 4.080 ha (chiếm 0,91% diện tích tự nhiên). Phân bố chủ yếu các huyện: Châu Thành, Cần Giuộc và Cần Đước. Ni trồng thuỷ sản chính là tơm sú và tơm thẻ chân trắng; (5) Nhóm đất than bùn có diện tích là 174 ha (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Phân bố tập trung ở huyện Mộc Hoá. Đây là nguồn nguyên liệu cho sản xuất phân bón và chất đốt; (6) Nhóm đất cát có diện tích là 111 ha (chiếm 0,02% diện tích tự nhiên). Phân bố tập trung ở thị xã Kiến Tường. Tóm lại, tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Long An có khả năng đa dạng hố các loại cây trồng, vật ni, ni trồng thủy sản.

3.1.4. Nguồn nước và chế độ thuỷ văn3.1.4.1. Nguồn nước 3.1.4.1. Nguồn nước

Nguồn nước của tỉnh Long An có hai loại đó là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nguồn nước mặt được chuyển đến Long An để phục vụ cho sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua hai hệ thống

Đông) và sông Mê Kông (thông qua hệ thống kênh mương). Nguồn nước ngầm tập trung vùng đất xám của huyện Đức Hoà và ven biên giới Campuchia (độ sâu xuất hiện: 50 - 100m). Phần cịn lại nước ngầm có ở độ sâu trên 200 m nên đầu tư khai thác.

3.1.4.2. Chế độ thủy văn

Tỉnh Long An có ba loại chế độ thủy văn cụ thể như sau: (1) Ngập lũ là hiện tượng xảy ra thường niên đối với các vùng đất phía Bắc quốc lộ 1A (trừ huyện Đức Hồ); mùa lũ đến từ 15 tháng 8 đến 30 tháng 11. Đây cũng là lúc mưa tập trung với cường độ lớn nhất trong năm. Khu vực ngập lụt sâu (>100 cm và thời gian ngập >05 tháng) là 49.923 ha, phân bố ở 04 huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh. Khu vực ngập lũ nông (>60cm - 100 cm) là: 186.762 ha là dải đất dọc biên giới thuộc các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Nam Tân Thạnh và các huyện Đức Hịa, Thạnh Hóa, Bắc Thủ Thừa và 03 xã phía Đơng sơng Vàm Cỏ Đơng huyện Bến Lức. Các huyện phía nam hầu như khơng bị ảnh hưởng của lũ; (2) Xâm nhập mặn chủ yếu từ biển Đông qua cửa Soài Rạp là chủ yếu. Mức độ xâm nhập mặn (quy mô và nồng độ) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thuỷ triều, gió chướng, lưu lượng nước đến từ thượng nguồn. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Các huyện chịu ảnh hưởng của mặn là Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ; (3) Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đơng qua cửa sơng Sồi Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ 1A, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.

3.1.5. Tài nguyên sinh vật3.1.5.1. Nguồn lợi thủy sản: 3.1.5.1. Nguồn lợi thủy sản:

Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Long An chủ yếu là tơm, cá. Trong đó, tơm đất, tơm bạc phân bố rộng rãi gần như quanh năm ở vùng nước lợ tập trung ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và Tân Trụ; Cá nước lợ ở cửa sơng (cá bống, cá lìm kìm) và cá nước ngọt (cá thát lát, cá chạch, cá chép, cá trèn, cá trê, cá chốt, cá tra, cá rô, …).

Nguồn lợi thủy sản của tỉnh có xu thế ngày càng giảm, do đó việc khai thác phải đi đơi với bảo vệ, tăng cường phương thức nuôi, hạn chế đánh bắt vào mùa sinh sản. 3.1.5.2. Tài nguyên rừng:

Theo số liệu kiểm kê, tổng diện tích rừng hiện có trên địa bàn tỉnh là 28.072,1 ha. Trong đó, rừng sản xuất 22.758,8 ha; rừng phịng hộ 2.210,6 ha và rừng đặc dụng 3.102,7 ha. Phân bố chủ yếu ở các huyện: Thạnh Hóa, Đức Huệ, Tân Hưng, Tân Thạnh, Thủ Thừa, Mộc Hóa.

3.1.6. Cơ sở hạ tầng kỹ thuâ ̣t phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 3.1.6.1. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thơng đường bộ có tổng chiều dài là 5.824 km. Trong đó, đường cao tốc, quốc lộ và đường tỉnh dài 217,4 km, đường tỉnh 904 km với 65 tuyến đường, đường huyện 1.278,5 km, đường xã 3.423,2 km. Về kết cấu: có 1.630 km là đường nhựa và beton nhựa (28%); có 3.610 km đường cấp phối (62%) và 582 km đường đất (10%). Tồn tỉnh có 346 cầu với tổng chiều dài 15.800 m; trong đó, có 123 cầu bê tơng, dài 7.099 m; 194 cầu thép dài 6.812 m và 29 cầu loại khác, dài 1.889

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 33)