Ứng dụng công nghiệp cao trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 58)

Ứng dụng công nghiệp cao trong sản xuất nông nghiệp là khâu quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp. Ngành nông nghiệp tỉnh Long An chọn ba cây trồng và hai vật nuôi ứng dụng công nghệ cao. Cụ thể như sau:

3.14.1. Cây lúa

Cây lúa được ứng dụng công nghệ công trong các khâu như sử dụng tia laser để san bằng mặt ruộng; sử dụng giống chất lượng cao, đạt chuẩn cấp xác nhận với lượng 100 kg/ha, sử dụng phân hữu cơ vi sinh để giảm phân hóa học, sử dụng chế phẩm nấm xanh quản lý rầy nâu, chế phẩm Sumitri xử lý ngộ độc hữu cơ và trồng hoa sinh thái trên bờ ruộng; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ: ứng dụng máy cấy, sạ lúa, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy tự hành, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và cuộn rơm sau thu hoạch; tập huấn và ứng dụng quy trình sản xuất 1 phải 5 giảm và gắn với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, xây dựng hố thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả thực hiện cho thấy: Mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao so với mơ hình sản xuất truyền thống thì lợi nhuận từ mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao cao từ hai đến ba triệu đồng/hecta. Nơng dân trong mơ hình được hợp tác xã ký hợp đồng đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá gốc và đảm bảo chất lượng; doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra, nông dân rất phấn khởi tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích.

3.14.2. Cây rau

Cây rau được ứng dụng công nghệ cao trong các khâu như sử dụng giống sạch bệnh, năng suất cao và chất lượng tốt; sử dụng phân hữu cơ vi sinh; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái; ứng dụng hệ thống tưới tự động, tiết kiệm; sản xuất trong nhà lưới để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết và dịch hại, đạt tiêu chuẩn rau an toàn tiến tới đạt chuẩn VietGAP, Global GAP, sản xuất theo chuỗi, ...). Kết quả thực hiện cho thấy: mơ hình ứng dụng cơng nghệ cao mang lại hiệu quả cao do sử dụng phân giảm lượng phân bón, ít sâu bệnh, năng suất cao và sản phẩm được kiểm tra đạt an toàn thực phẩm.

3.14.3. Cây thanh long

Cây thanh long được ứng dụng công nghệ trong các khâu như sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng xông đèn bằng đèn compact, áp dụng tưới tiên tiến, kết nối sản xuất theo chuỗi, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Kết quả thực hiện như sau: (1) Xây dựng hai mơ hình tại hai hợp tác xã với quy mơ 05 hecta/mơ hình được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học, chế phẩm sinh học, bẫy cơn trùng và một mơ hình áp dụng tưới tiên tiến cho cây thanh long với quy mô 0,5 hecta; (2) xây dựng một hình tưới tiên tiến, tiết kiệm được cơng tưới, cơng tưới phân, lượng nước tưới giảm được 10 lít nước/gốc/lần tưới mà hiệu quả hấp thu nước tốt hơn, tiết kiệm điện do mỗi lần tưới.

3.14.4. Con bò thịt

Con bị thịt được ứng dụng cơng nghệ cao nhằm nâng cao tầm vóc, chất lượng thơng qua bình tuyển giống, quy trình chăn ni, kết nối giết mổ, tiêu thụ.

Nhìn chung, việc ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp bước đầu đạt được kết quả khả quan, có nhiều mơ hình sản xuất lúa, rau, thanh long cho hiệu quả cao đã tạo sức lan tỏa và ủng hộ của nông hộ, nhiều nông hộ sau khi tham quan học tập đã tự đầu tư xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

3.15. Các loại hình tổ chức sản xuất nơng nghiệp

3.15.1. Kinh tế hộ gia đình

Kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị sản xuất phổ biến, nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. Tỉnh Long An hiện có khoảng 200 ngàn hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, phân bố ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp và đơ thị do đó số lượng hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp đang có xu hướng giảm, cụ thể ở các huyện: Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ.

3.15.2. Kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại góp phần phát triển sản xuất nơng nghiệp. Tồn tỉnh hiện có 731 trang trại nơng nghiệp phân bố ở các địa phương; trong đó, có 284 trang trại chăn ni, 438 trang trại trồng trọt và 09 trang trại nuôi trồng thủy sản.

3.15.3. Tổ hợp tác

Tỉnh Long An hiện có 2.251 tổ hợp tác với 39.260 thành viên, trong đó: 1.395 tổ hợp tác nơng nghiệp, với 20.402 thành viên (498 tổ góp vốn mua phương tiện sản xuất với 5.919 thành viên, số vốn góp là 523 tỷ đồng; 730 tổ hợp tác sản xuất khác với 11.922 thành viên); còn lại là hợp tác giúp nhau trong đời sống với 856 tổ, 18.858 thành viên. Các tổ hợp tác hoạt động khá đa dạng về ngành nghề như: Trồng chanh, trồng khoai mỡ, bơm chống úng, câu lạc bộ chăn ni bị, ni heo, ni cá, ni tôm, tổ làm nấm rơm, trồng lúa, trồng rau, máy gặt đập liên hợp,…Nhìn chung, các tổ hợp tác được thành lập mang tính tự phát và hợp tác theo thời vụ, hoạt động chỉ mới ở mức độ trao đổi kinh nghiệm là chính, chưa tổ chức sản xuất kinh doanh theo hợp đồng hợp tác.

3.15.4. Hợp tác xã

Tồn tỉnh hiện có 54 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 1.422 xã viên. Các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động đa ngành nghề đem lại hiệu quả cho hợp tác xã cũng như hỗ trợ cho kinh tế hộ, giải quyết việc làm cho nhiều

triệu đồng/tháng. Hàng năm kinh tế tập thể trong nơng nghiệp, nơng thơn đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao năng suất sản xuất, hạ giá thành sản phẩm…

3.15.5. Liên hiệp hợp tác xã nơng nghiệp

Tồn tỉnh hiện có 02 liên hiệp hợp tác xã, gồm: Liên hiệp Hợp tác xã Long An (thành lập năm 2011 với 09 thành viên liên kết với tổng vốn điều lệ là 1.000 triệu đồng) và Liên hiệp Hợp tác xã rau an tồn Cần Giuộc (thành lập năm 2014 có 04 thành viên là các hợp tác xã rau an toàn, vốn điều lệ 500 triệu đồng).

3.15.6. Doanh nghiê ̣p nơng nghiệp

Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 452 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp; trong đó, có 2 doanh nghiệp nhà nước, 44 công ty cổ phần, 130 công ty trách nhiệm hữu hạn, 51 công ty TNHH một thành viên và 225 doanh nghiệp tư nhân. Ngành nghề mà các loại hình doanh nghiệp kể trên kinh doanh gồm: xay xát lúa gạo, kinh doanh lương thực, cưa xẻ gỗ trịn, bn bán gỗ xẻ, sản xuất hàng mộc gia dụng, mua bán hàng nông sản, thức ăn gia súc, vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, kinh doanh hàng thực phẩm, vận chuyển hàng hóa nơng sản, gia cơng chế biến…

Tóm lại, ngành nơng nghiệp tỉnh hiện có bốn loại hình tổ chức sản xuất đã hình thành và phát triển, đó là: kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã) và các doanh nghiệp nơng nghiệp. Các loại hình nêu trên đều đang phát huy tốt vai trị của mình đối với kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình đều đang gặp những khó khăn và tồn tại nhất định đang rất cần những chủ trương, chính sách mang tính đột phá để thúc đẩy các loại hình tổ chức sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, nhằm khai thác một cách tốt nhất các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.

3.16. Vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp

Tổng vốn đầu tư của tỉnh năm 2010 đạt 12.151,40 tỷ đồng tăng lên 21.620 tỷ đồng (năm 2017), trong đó: vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp là 2.376,80 tỷ đồng

(năm 2010) chiếm tỷ lệ 19,55% so với tổng vốn đầu tư tồn tỉnh, tính đến năm 2017 vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp là 4.197,4 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 19,41% so với tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Như vậy, xét về mặt tỷ lệ vốn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp qua các năm khơng có sự tăng về tỷ lệ mà có xu hướng giảm dần (đều này cho thấy mức độ đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp chưa được quan tâm trong các năm qua (được nêu trong bảng 3.15).

3.17. Lực lượng lao động

Dân số toàn tỉnh năm 2017 là 1.496.801 người trong đó: dân số đơ thị có 269.861 người chiếm 18,03%; dân số nơng thơn có 1.226.950 người chiếm 81,97%. Lực lượng lao động tỉnh Long An có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2010, lực lượng lao động tỉnh Long An là 855.400 người chiếm tỷ lệ 59,29% dân số toàn tỉnh (1.442.828 người), trong đó: lực lượng lao động khu vực thành thị là 147.100 người, lực lượng lao động khu vực nông thôn là 707.300 người. Đến năm 2017, lực lượng lao động tỉnh Long An là 900.500 người chiếm tỷ lệ 60,16% dân số tồn tỉnh, trong đó: lực lượng lao động khu vực thành thị chiếm tỷ lệ 16,90%; lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 83,10%.

Như vậy, lực lượng lao động tỉnh khá dồi dào góp phần đáp ứng nhu cầu lao động cho các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của tỉnh Long An.

3.18. Hiệu quả sản xuất đối với cây trồng, vật nuôi và thủy sản

3.18.1. Đối với cây trồng

Qua kết quả điều tra và tính tốn của Cục Thống kê Long An hàng năm: cây trồng cho lợi nhuận cao như: thanh long ruột đỏ (lợi nhuận: 513.896.000 đồng/hecta), thanh long ruột trắng (lợi nhuận: 356.414.000 đồng/hecta); cây trồng cho lợi nhuận trung bình như: cây chanh không hạt (lợi nhuận: 124.556.000 đồng/hecta; rau hung quế (lợi nhuận: 133.135.000 đồng/hecta); cây trồng cho lợi nhuận thấp như: cây bắp (lợi nhuận: 18,972 triệu đồng/hecta).

Chi phí sản xuất và giá thành cây lúa: vụ đơng xn (chi phí sản xuất: 23,101 triệu đồng/hecta, giá thành: 3.530 đồng/kg); vụ hè thu (chi phí sản xuất: 18,282 triệu

3.18.2. Đối với vật nuôi

Qua kết quả điều tra và tính tốn của Cục Thống kê Long An hàng năm: đối với bị thịt (tổng chi phí 100 kg thịt bò hơi: 9.707.000 đồng, tổng doanh thu 100kg thịt bò hơi: 11.297.000 đồng, lợi nhuận: 1.590.000 đồng), đối với bị sữa (tổng chi phí 1kg bị sữa: 10.800 đồng, tổng doanh thu 1 kg bò sữa: 14.800 đồng; lợi nhuận: 4.000 đồng/kg), đối với heo thịt (tổng chi phí 100 kg thịt heo hơi: 4.104.000 đồng, tổng doanh thu 100kg thịt heo hơi: 4.704.000 đồng; lợi nhuận: 601.000 đồng), đối với gà thịt (tổng chi phí 1kg gà thịt: 56.500 đồng, tổng doanh thu 1 kg gà thịt: 59.600 đồng; lợi nhuận: 3.100 đồng), đối vịt thịt (giá thành: 41.738 đồng/kg, giá bán: 53.969,44 đồng/kg, lợi nhuận: 12.230,67 đồng/kg).

3.18.3 Đối với nuôi trồng thủy sản

Qua kết quả điều tra của Cục Thống kê Long An hàng năm như sau: Tơm sú (tổng chi phí sản xuất 209.907.000 đồng/hecta; giá trị sản lượng 335.460.000 đồng/ hecta, lợi nhuận: 125.553.000 đồng/hecta), tôm thẻ chân trắng (tổng chi phí sản xuất 273.059.000 đồng/hecta; giá trị sản lượng 389.473.000 đồng/hecta, lợi nhuận 116.414.000 đồng/hecta), cá lóc (tổng chi phí sản xuất 9.103.000 đồng/10m3 lồng nuôi; giá trị sản lượng 10.575.000 đồng/10m3 lồng nuôi, lợi nhuận 1.472.000 đồng/ 10m3 lồng nuôi.

Như vậy, các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An đều cho hiệu quả kinh tế; trong đó, cây thanh long, cây chanh, ni gà thịt, ni bị, ni thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng, vật nuôi khác.

3.19. Tổng hợp các ý kiến chuyên gia về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tác giả đã tiếp xúc và phỏng vấn 13 chuyên gia đang công tác tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện trên lĩnh vực quản lý về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2017. Qua kết quả thống kê, tổng hợp các ý kiến của chuyên gia cho thấy: sản xuất nơng nghiệp trong thời gian qua ln gặp khó khăn về biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường, nhất là tình hình xâm nhập mặn, cơn bão có tầng suất mạnh gây ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp; một số loại cây trồng đã được chuyển đổi từ cây lúa sang cây thanh long, từ cây mía sang cây chanh mang

lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng cũ; bên cạnh đó cũng có một số loại cây được chuyển đổi nhưng kém hiệu quả như cây mè, cây bắp; trong khi tình hình ni thủy sản nước ngọt nhất là ươm cá giống tự phát đã gây khó khăn trong cơng tác quản lý quy hoạch; tình hình tiêu thụ nơng sản phẩm tương đối khó khăn nhất là cây mía khơng có cơng ty thu mua; việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của nông dân chưa được nhiều, nơng dân vẫn cịn sản xuất theo phương thức truyền thống; nơng dân cịn sản xuất nhỏ lẻ, chưa liên kết với nhau.

Đa số các chuyên gia đều thống nhất chung trong thời gian tới cần tập trung, định hướng cho nông dân liên kết sản xuất, ký hợp đồng tiêu thụ với các tổ chức; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; sản xuất theo nhu cầu thị trường tiêu thụ và theo định hướng của cơ quan quản lý nhà nước; tập trung sản xuất nông nghiệp đối với các cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2017 và từng bước chuyển các cây trồng, vật nuôi, thủy sản kém hiệu quả sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo lợi thế so sánh của từng vùng.

Tóm lại, sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2017 đã hình thành được các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng tiêu thụ trong tỉnh. Bên các kết quả đạt được thì sản xuất nơng nghiê ̣p, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Long An vẫn cịn khơng ít hạn chế như: (1) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn chậm; (2) Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa cao, thiếu bền vững; (3) Kinh tế hợp tác chưa trở thành động lực thúc đẩy, tạo mối liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất; (4) Chính sách hỗ trợ phát triển nơng nghiệp còn dàn trãi, chưa tập trung tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; (5) Ứng dụng khoa học công nghê ̣ vào sản xuất chưa được hiệu quả, năng suất, chất lượng của phần lớn các nông sản chính cịn thấp, giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận trên sản xuất nơng nghiệp cịn thấp.

các loại cây trồng, vật ni, thủy sản chủ lực để hình thành vùng chuyên canh; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao. Xây dựng phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy phát triển nơng nghiệp.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu tổng quan về tỉnh Long An, về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, tài nguyên đất, nguồn nước, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tác giả đã tập trung phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2017, trong đó tập trung phân tích giá trị sản xuất, đánh giá các yếu tố tác động đến ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Trọng tâm của chương này là xác định cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của tỉnh trên cơ sở kết quả phân tích thống kê và phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia trên lĩnh vực nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 58)