Các yếu tố tác động đến sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 67 - 69)

nhìn đến năm 2025

4.2.1. Tác động của ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại tỉnh Long An trong thời gian tới nhận định như sau: (1) Nhiệt độ cao nhất trung bình của mùa khơ sẽ tăng từ 32 oC đến 34oC tăng lên từ 36 oC đến 38oC. Nhiệt độ cao là điều kiện để sâu bệnh phát triển ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; (2) Triều cường do nước biển dâng gây ra ngập úng một số vùng trũng, thấp trên địa bàn tỉnh; (3) Nước biển dâng làm lượng nước trên sông các huyện vùng Đồng Tháp Mười dâng cao hơn và làm cho

lượng nước mặn sẽ xâm nhập sâu ảnh hưởng vào nội đồng và ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp.

4.2.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Tỉnh Long An đã quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kết quả kiểm kê đất lâm nghiệp (vào tháng 11 năm 2014). Dự báo diện tích đất nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 có xu hướng giảm dần trên các loại đất: đất nơng nghiệp và đất lâm nghiệp (trong đó diện tích đất nơng nghiệp giảm nhiều nhất (-19.005,66 hecta); đất nuôi trồng thủy sản tăng không đáng kể (+75,75 hecta) (được nêu trong bảng 4.1).

4.2.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Long An có tiềm năng, lợi thế rất lớn, cung cấp sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cho thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước bao gồm các sản phẩm: Gạo, rau các loại, thanh long, chanh, thịt heo, thịt bò, trứng gia cầm, sữa tươi, tơm, cá; các nơng sản chính tham gia xuất khẩu bao gồm: gạo, thanh long và chanh không hạt.

4.2.4. Ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Trong những năm qua, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ đã góp phần tăng năng suất, chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm hàng hóa của tỉnh Long An. Các ứng dụng khoa học công nghệ lĩnh vực mà nông nghiệp và thủy sản ưu tiên đầu tư trong thời gian tới như sau:

(1) Chọn, tạo nhân giống cây trồng, gia súc, gia cầm, giống thủy sản bằng cơng nghệ cao.

(2) Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp nhằm đảm bảo nông sản và thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm và hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường do phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ra.

(3) San phẳng mặt ruộng bằng thiết bị ứng dụng lazer, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu canh tác lúa; Cơ giới hóa và tự động hóa các cơng đoạn chăn nuôi ở trang trại.

(4) Ứng dụng tưới tiết kiệm nước bằng công nghệ tưới phù hợp: Tưới nhỏ giọt, tưới thấm, tưới bằng màng thông minh cho rau, hoa, thanh long, ...

(5) Ứng dụng tin học trong quản lý giống, quản lý dinh dưỡng và dịch bệnh, đặc biệt là quản trị sản xuất kinh doanh tại các trang trại, doanh nghiệp hỗ trợ cho việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa.

(6) Chọn canh tác các hệ thống cây trồng vật ni thích nghi cao với điều kiện sinh thái, đặc biệt chú trọng hình thành các vùng chăn ni an tồn vệ sinh thú y, an toàn sinh học, theo quy trình GAP và truy xuất nguyên nguồn gốc sản phẩm đối với: lúa gạo, rau, thanh long, chanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 67 - 69)