Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 69)

thủy sản

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Long An trong thời gian tới thì cần sử dụng mơ hình phân tích SWOT để đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong với các nội dung như: Điểm mạnh (Strengths); Điểm yếu (Weaknesses); Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) cụ thể như sau:

Điểm mạnh (Strengths)

1. Tỉnh Long An có vị trí địa lý - kinh tế, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi đối với phát triển sản xuất nông nghiệp. 2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đang từng bước được hồn thiện phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp phát triển.

3. Có nhiều mơ hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

4. Xác định các loại cây trồng, vật ni chủ lực để có định hướng tập trung đầu tư phát triển.

5. Một số tổ hợp tác, hợp tác xã đã liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

6. Một số sản phẩm nông nghiệp đã nổi tiếng từ lâu như: Gạo nàng thơm chợ Đào, thanh long Châu Thành.

7. Nguồn lao động dồi dào thuận lợi sản xuất nông nghiệp.

Điểm yếu (Weaknesses)

1. Công nghiệp, đô thị phát triển nhanh đã làm cho nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng trong vùng xuất nông nghiệp.

2. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nông hộ, quy mô sản xuất nhỏ.

3. Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển sản xuất.

4. Kinh tế hợp tác vẫn còn là hình thức; nơng dân chưa mạnh dạn hợp tác, liên kết sản xuất.

5. Việc ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất mới tập trung chủ yếu đối với cây lúa; các loại cây trồng khác chủ yếu áp dụng đối với mơ hình điểm. 6. Dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào thương lái.

7. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu đặc biệt là thủy lợi, giao thông nội đồng, điện.

8. Nguồn lao động chưa được đào tạo kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa kinh nghiệm, nông dân chưa tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật

Cơ hội (Opportunities)

1. Các chủ trương, chính sách của Chính phủ đã góp phần quan trọng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đây là cơ hội để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

2. Chính phủ ban hành các quy định về quản lý sản xuất thực phẩm an toàn đối với ngành nơng nghiệp, quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) có thể xem vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với sản xuất nông nghiệp tỉnh Long An trong thời gian tới.

3. Nông nghiệp nước ta đang tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là cơ hội cho ngành nông nghiệp tỉnh Long An hòa nhập chung cùng cả nước ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Thách thức (Threats)

1. Ứng dụng công nghê ̣ cao trong sản xuất nông nghiê ̣p là vấn đề rất mới đối với tỉnh Long An. Do vâ ̣y, việc ứng dụng công nghê ̣ cao sản xuất nông nghiê ̣p là một thách thức rất lớn.

2. Sản phẩm nông sản tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều có các rào cản kỹ thuâ ̣t với các quy chuẩn quốc gia và quốc tế. Trong khi đó, nơng sản tỉnh Long An chưa có nhiều mơ hình sản xuất theo quy chuẩn, chưa xây dựng thương hiê ̣u mà chủ yếu dừng lại ở sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, phương thức canh tác truyền thống. 3. Giá cả thị trường luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người sản xuất: giá vâ ̣t tư nông nghiê ̣p ngày càng tăng; trong khí đó, giá sản phẩm nơng nghiệp khơng tăng dẫn đến lợi nhuâ ̣n sản phẩm nông nghiệp bị giảm.

4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng4.3.1.1. Đối với cây lúa 4.3.1.1. Đối với cây lúa

Điểm mạnh

Đây là cây trồng có giá trị sản xuất và quy mơ diện tích lớn lớn (giá trị sản xuất chiếm gần 60% trong ngành nông nghiệp, đất trồng lúa chiếm trên 70% diện tích đất nơng nghiệp) và có lợi thế so sánh so với các cây trồng khác; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa khá hồn chỉnh; nơng dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất cây lúa.

Điểm yếu

Vị trí địa lý của vùng Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng của lũ, biến đổi khí hậu và dịch bệnh đã làm cho chi phí sản xuất tăng cao, giảm sức cạnh tranh. Lợi nhuận của cây lúa thấp hơn so với các cây trồng khác(cây thanh long, cây chanh).

4.3.1.2. Đối với cây thanh long

Điểm mạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao và là cây trồng có lợi thế so sánh so với các tỉnh, thanh phố khác cũng đang bắt đầu trồng (hiện tại cây thanh long được trồng chủ yếu tại 2 tỉnh: Long An và Bình Thuận). Diện tích cây thanh long đã ứng dụng nông nghiệp công nghệ khoảng 1.200 hecta so với tổng diện tích trồng cây thanh long trên tồn tỉnh là 10.000 hecta.

Điểm yếu

Thị trường tiêu thụ không ổn định (phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc). Thanh long chủ yếu bảo quản lạnh sau khi thu hoạch và chưa có doanh nghiệp đầu tư chế biến thanh long. Một số địa phương bắt đầu chuyển từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây thanh long dẫn đến diện tích trồng cây thanh long tăng, giảm lợi thế so sánh và nguy dư thừa hàng sẽ xãy ra.

4.3.1.3. Đối với cây chanh Điểm mạnh

Đây là loại cây trồng tại các các vùng đất nhiễm phèn: Bến Lức, Đức Huệ và Thủ Thừa. Lợi nhuận do sản xuất 01 hecta chanh đạt khoảng 100 triệu đồng (gấp 6 lần so với sản xuất từ 02 đến 03 vụ lúa. Một số doanh nghiệp đã đầu tư bao tiêu và chế biến sản phẩm chanh và xuất khẩu sản phẩm.

Điểm yếu

Cây chanh chưa áp dụng sản xuất chanh theo quy trình GAP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, do đó dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.

4.3.1.4. Đối với cây rau các loại Điểm mạnh

Cây rau được sản xuất lâu đời, đã hình thành vùng sản xuất rau truyền thống, nơng dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất rau đã hình thành, nhiều mơ hình sản xuất rau ứng dụng cơng nghệ cao… Sản phẩm có thị trường tiêu thụ ổn định chủ yếu thành phố Hồ Chí Minh. So với các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh, rau thực phẩm là loại cây trồng có thu nhập tương đối cao (đứng thứ hai sau cây thanh long).

Điểm yếu

Một số hộ nông dân chưa tuân thủ quy trình sản xuất RAT, chất lượng rau chưa đảm bảo. Chuỗi giá trị cây rau phải qua nhiều trung gian, chưa hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rau rất ít. Tiêu thụ rau chủ yếu là sản phẩm rau tươi sử dụng trong ngày, chưa có cơ sở sơ chế, đóng gói, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa nên giá trị sản phẩm rau thấp.

4.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sảnĐiểm mạnh Điểm mạnh

Hệ thống sông chằn chịt nên thuận lợi cho nuôi thủy sản nước lợ ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Trụ và nuôi thủy sản nước ngọt ở các huyện trong vùng Đồng Tháp Mười. Nông dân đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản.

Điểm yếu

Các hộ nông dân ồ ạt đào ao nuôi thủy sản đã dẫn nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường là khá lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành. Giá sản phẩm thủy sản không ổn định. Doanh nghiệp chế biến sản phẩm chưa nhiều, sản phẩm thủy sản chủ yếu cho các thương lái.

4.4. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2025

Để làm cơ sở định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 tác giả đã tiếp xúc và phỏng vấn 13 chuyên gia đang công tác tại các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện trên lĩnh vực quản lý về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. Qua kết quả thống kê, tổng hợp các ý kiến cho thấy: các chuyên gia đều thống nhất tiếp tục tập trung phát triển sản xuất cây lúa tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây lúa nhằm nâng cao chất lượng, tăng năng suất, gai tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích; tiếp tục thực hiện chuyển đổi từ cây lúa sang cây thanh long, chuyển đổi từ cây mía

sang cây chanh mang đối với những vùng đất phù hợp; đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ cao đối với diện tích trồng cây thanh long, cây chanh, rau các loại; tập trung chăn ni gia súc, gia cầm nơi có điều kiện thuận lợi; ni thủy sản nước lợ và nuôi thủy sản ngọt đối với vùng đó điều kiện tự nhiên và nguồn nước phù hợp; tập trugn trồng cây tràm nhằm tăng diện tích rừng và tăng sản lượng gỗ khai thác; tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ cao đối với 03 cây trồng (cây lúa, cây thanh long, rau các loại) và 01 vật ni (con bị thịt).

Đa số các chuyên gia đề nghị nông dân cần liên kết sản xuất, gắn với ký hợp đồng tiêu thụ với các tổ chức; chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; sản xuất theo nhu cầu thị trường tiêu thụ và theo định hướng của cơ quan quản lý nhà nước; tập trung sản xuất nông nghiệp đối với các cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2017 và từng bước chuyển các cây trồng, vật nuôi, thủy sản kém hiệu quả sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo lợi thế so sánh của từng vùng.

Trong giai đoạn 2010 – 2017, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh chủ yếu chỉ mới áp dụng ở một số khâu như: giống, cơ giới hóa, hoặc mơ hình liên kết sản xuất, tiêu thụ. Chưa hình thành một chuỗi cung ứng nơng sản, chưa xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nên khó cho việc xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc.

Trong thời gian tới, cùng với lợi thế so sánh của từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực cùng với vị trí, điều kiện tự nhiên phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: cây lúa, cây thanh long, cây rau các loại, chăn ni con bị thịt, con lợn và con gà thịt, nuôi thủy sản nước lợ và nuôi thủy sản nước ngọt sẽ góp phần quan trọng trong định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp tỉnh Long An giai đoạn 2010 - 2017; căn cứ vào kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An giai đoạn 2020 – 2025 và quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2030 và phỏng vấn các chuyên gia để làm cơ sở định hướng phát triển triển ngành nông nghiệp tỉnh Long

4.4.1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm, gắn sản xuất với công nghiệp chế biến và kết nối với thị trường tiêu thụ, tập trung đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi được xác định là nơng sản hàng hóa chủ lực của tỉnh có lợi thế cạnh tranh, trong đó tập trung sản xuất lúa gạo góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, từng bước xây dựng và nhân rộng mơ hình nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời tạo bước đột phá mới phát triển lĩnh vực trồng trọt và lĩnh vực chăn ni hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế.

4.4.1.1. Định hướng phát triển lĩnh vực trồng trọt

Tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, chuyển đổi diện tích đất sản xuất cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng khác có năng suất chất lượng cao, giá trị gia tăng cao như thanh long, chanh, rau màu các loại nhằm nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất. Thực hiện quy trình sản xuất theo hướng GAP, truy xuất nguốn gốc sản phẩm; ứng dụng cơ giới hóa từ khâu sản xuất đến khâu chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị.

Đối với cây lúa: Tỉnh Long An xây dựng được nhiều mơ hình cánh đồng lớn; mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho tăng năng suất và tăng sản lượng lúa, đặc biệt lúa chất lượng cao. Giữ ổn định sản lượng hàng năm từ 2,6 triệu tấn – 2,7 triệu tấn, trong đó có 50% sản lượng lúa đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Định hướng đến năm 2020, diện tích canh tác lúa là 232.917 hecta (trong đó: 20.000 hecta lúa chất lượng cao và 18.000 hecta đất lúa luân canh cây trồng cạn). Vùng sản xuất lúa tập trung của tỉnh chủ yếu là các huyện vùng Đồng Tháp Mười (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, thị xã Kiến Tường và một phần các huyện Bến Lức, Thủ Thừa).

Định hướng đến năm 2025, diện tích canh tác lúa giảm cịn 222.566 hecta. trong đó: 25.000 hecta lúa chất lượng cao và 25.000 hecta đất lúa luân canh cây trồng cạn). Các vùng sản xuất lúa trọng điểm gồm: các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An (Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, thị xã Kiến Tường và một phần các huyện Bến Lức, Thủ Thừa). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cây thanh long: Là cây trồng truyền thống ở huyện Châu Thành, với kết quả của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, sản phẩm thanh long đã có thị trường tiêu thụ tại các nước: Trung Quốc, Nhật. Trong thời gian gần đây, cây thanh long đã mở rộng diện tích đến các huyện: Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa và thành phố Tân An.

Định hướng đến năm 2020 tổng diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh là 10.600 hecta (trong đó: có 2.000 hecta diện tích thanh long ứng dụng công nghệ cao), sản lượng đạt 263.000 tấn.

Định hướng đến năm 2025 tổng diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng và đạt là 11.240 hecta, sản lượng đạt 307.000 tấn

Cây chanh: Thích hợp với các vùng đất trũng, nhiễm phèn thuộc các huyện: Bến Lức, Đức Huệ, Thủ Thừa và Thạnh Hóa. Tình hình tiêu thụ quả chanh tương đối khả quan, bước đầu đã xuất khẩu sang các nước trong khu vực như: Campuchia, Thái Lan… Ngồi ra, chanh khơng hạt đã xuất khẩu sang thị trường các nước như: Trung Đông, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia.

Định hướng đến năm 2020, diện tích trồng chanh trên địa bàn tỉnh 17.250 hecta, sản lượng đạt 290.000 tấn/năm.

Định hướng đến năm 2025, diện tích trồng chanh trên địa bàn tỉnh 18.800 hecta, sản lượng đạt 338.000 tấn/năm.

Các loại rau thực phẩm: Là cây trồng quan trọng cần được ưu tiên đầu tư sản xuất và ứng dụng cơng nghê ̣ cao nhằm đảm bảo rau an tồn, cung cấp cho nhu cầu nội tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh. Địa bàn trồng rau truyền thống gồm: Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hòa và thành phố Tân An. Trong đó, các vùng rau huyện

Cần Giuộc và huyện Cần Đước đã nổi tiếng từ khá lâu đời và là nguồn cung ứng quan trọng cho thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 69)