Cơ sở phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 66 - 67)

Trong chương 4, tác giả xác định cơ sở phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; đánh giá các yếu tố tác động đến sản xuất nơng nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; trên cơ sở đó định hướng và các giải pháp phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

4.1. Cơ sở phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2025 đến năm 2025

Tỉnh Long An có vị trí địa lý, thổ nhưỡng, nguồn nước thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã hình thành 04 vùng, gồm có:

Vùng I: bao gồm các huyện vùng Đồng Tháp Mười, có diện tích đất tự nhiên khoảng 198.000 hecta (trong đó diện tích đất nơng nghiệp khoảng 160.000 ha). Đây là vùng đất thuận lợi phát triển sản xuất nơng nghiệp trong đó trồng cây lúa là chủ yếu và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Vùng II: bao gồm các huyện (Đức Huệ, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa), có diện tích đất tự nhiên khoảng 103.000 hecta (trong đó diện tích đất nơng nghiệp khoảng 96.000 hecta). Đây là vùng đất thuận lợi phát triển sản xuất nơng nghiệp trong đó trồng cây chanh là chủ yếu và diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là trồng cây tràm.

Vùng III: bao gồm thành phố Tân An, huyện Tân Trụ, huyện Châu Thành (cịn gọi là vùng nơng nghiệp ven đơ), có diện tích tự nhiên khoảng 40.000 hecta (trong đó diện tích đất nơng nghiệp khoảng 35.000 hecta). Đây là vùng đất thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó cây thanh long, trồng rau các loại, ni

Vùng IV: bao gồm các huyện Đức Hòa, huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc, huyện Bến Lức, có diện tích đất tự nhiên khoảng 106.000 hecta (trong đó diện tích đất nơng nghiệp khoảng 60.000 hecta). Đây là vùng đất thuận lợi cho ni thủy sản nước lợ (chiếm 80% diện tích tồn tỉnh), trồng rau các loại (chiếm 65% diện tích tồn tỉnh), chăn ni bị sữa (trên 80% quy mơ đàn), ni con bị thịt, ni con heo.

Cơ sở phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Long An chính là xác định phát triển ngành nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với vị trí địa lý, thổ nhưỡng của 04 vùng sinh thái của tỉnh. Trên cơ sở tính tốn giá thành sản xuất và lợi nhuận của từng loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2017 cũng như nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của các tỉnh lân cận và nhu cầu xuất khẩu. Do đó, trong thời gian tới tỉnh Long An cần tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ lực.

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu sản phẩm an toàn, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và gia tăng lợi nhuận trên đơn vị diện tích thì địi hỏi phải ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp; Thêm vào đó, nơng dân cần liên kết sản xuất hình thành các vùng chuyên canh lớn, sản xuất các loại cây trồng, vật ni, thủy sản có lợi thế so sánh; ứng dụng cơ giới hóa từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch nhằm giảm tổn thất hàng hóa. Xây dựng phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 66 - 67)