Giải pháp về xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 84 - 85)

2020, định hướng đến năm 2025

4.5.6. Giải pháp về xúc tiến thương mại

4.5.6.1. Giải pháp tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin nông nghiệp nhằm cung cấp các thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất, công nghệ sản xuất, tình hình dịch bệnh, các rào cản kỹ thuật; thơng tin về sản phẩm nông nghiệp về các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngồi nước, các chính sách của Đảng và chính quyền các cấp liên quan đến nơng nghiệp đặc biệt là những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp đặc thù của tỉnh, thông tin về giá cả thị trường, biến động thị trường và các tiến bộ khoa học công nghệ... để nông dân cập nhật, tham khảo.

Xây dựng các chuỗi ngành hàng, xác định và hình thành mối liên kết giữa người cung ứng vật tư, người sản xuất, chế biến, tiêu thụ và quản lý; đề xuất các giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị của từng ngành hàng; sau đó, đăng trên trang Website như một cơ sở dữ liệu về thương hiệu của từng ngành hàng và tồn ngành nơng nghiệp Long An.

Xây dựng và phổ biến rộng rãi trên trang Website những quy trình và quy định của các cấp, những kết quả đạt được về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); về bảo vệ môi trường sinh thái; về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và về sản xuất nông nghiệp bền vững.

4.5.6.2. Giải pháp về quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại

chợ nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua sản phẩm tiếp cận với hợp tác xã, tổ hợp tác.

Hỗ trợ các tổ chức sản xuất nông nghiệp (hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp) giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh, thành phố lân cận.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh như thanh long, chanh, gạo nàng thơm chợ đào, gạo huyết rồng, rau an toàn.

4.5.6.3. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm

Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu (về chủng loại, số lượng và thời điểm) của cả người sản xuất và tiêu dùng để xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ giữa hợp tác xã, tổ hợp tác, các chợ đầu mối, hệ thống bán lẻ trong và ngoài tỉnh để cung cấp và nắm bắt kịp thời các thông tin về giá cả thị trường cũng như nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

Tỉnh Long An xác định thị trường tiêu thụ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là mục tiêu cần tăng cường, hợp tác trong thời gian tới. Các giải pháp chủ yếu: (1) Hợp tác, trao đổi và phân công các lĩnh vực về giống cây trồng vật nuôi, công nghệ sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trường…); (2) Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa: (rau, quả, thịt bị, thịt heo, thịt trâu, trứng gia cầm…); (3) Thu hút các doanh nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đến Long An hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh long an đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)