Bộ tiêu chí ROCCIPI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND quận 3 thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Bộ tiêu chí ROCCIPI

Trên cơ sở tiêu chí để tác giả chọn bộ tiêu chí ROCCIPI để giải thích bảng báo cáo nghiên cứu này, tác giả sẽ thực hiện rà sốt tồn bộ các tiêu chí ROCCIPI, coi chúng như những gợi ý để đưa ra tập hợp các lý giải - giả thiết – có quan hệ mật thiết với nhau và có thể kiểm chứng được về những ngun nhân giải thích về các hành vi có vấn đề của đối tượng điều chỉnh. Các giả thuyết này giúp cho tác giả xác định được các câu hỏi nghiên cứu nhằm mục đích thu thập bằng chứng có liên quan đến những nguyên nhân của các hành vi đó.

RULES (Luật lệ) OPPORTUNITY (Cơ hội) CAPACITY (Năng lực) COMMUNICATION (Thơng tin) INTEREST (Lợi ích) PROCESS (Quy trình) IDEOLOGY (Tư tưởng) Hình 2.2 Bộ tiêu chí ROCCIPI (Nguồn : tác giả tự vẽ)

Theo Phạm Duy Nghĩa (2014), một chính sách tốt khơng chỉ được xây dựng tốt trên văn bản mà còn phải đáp ứng việc thực thi áp dụng trong đời sống có hiệu quả, trong đó các bên có liên quan sẽ bị điều chỉnh theo quy định của chính sách trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Bộ tiêu chí ROCCIPI của Seidman và d.t.g (2000) đã đưa ra 7 tiêu chí để nhận diện các yếu tố tác động đến chính sách bao gồm cả các yếu tố khách quan và chủ quan. Bảy tiêu chí này được phân thành hai nhóm : nhóm thứ nhất gồm năm tiêu chí được nhìn nhận khách quan những vai trò của Luật lệ, Cơ hội, Thơng tin, Năng lực và Quy trình. Nhóm thứ hai gồm tiêu chí Lợi ích và Ý thức hệ. Đây là hai tiêu chí chủ quan thuộc vào cá nhân và thay đổi theo thời gian.

Theo Seidman và d.t.g (2000) : “Loại hình nghiên cứu đánh giá đều làm cơ sở để xem xét các hành vi theo pháp luật. Phần lớn các nội dung nghiên cứu đánh giá chấp nhận một phương pháp luận để giải quyết vấn đề. Chương trình nghiên cứu đánh giá khơng địi hỏi xem xét kỹ những bằng chứng của các nguyên nhân gây ra các hành vi cần xử sự cần thay đổi mà thay vào đó các nhà đánh giá có xu hướng

Hộp 2.3 : Tiêu chí xác định bộ tiêu chí ROCCIPI

Trên cơ sở các phạm trù lý thuyết trên thì Seidman và d.t.g (2000) đã giải thích nguyên nhân của các hành vi xử sự có vấn đề cần điều chỉnh

“Xác định các tiêu chí lý luận cơ bản để giải thích các hành vi xử sự có đề cần được điều chỉnh : quy định đối với đối tượng điều chỉnh, các hành vi theo yếu cầu của cơ quan thi hành pháp luật và tồn bộ những hạn chế mang tính phi pháp lý của môi trường thực tế của đối tượng điều chỉnh. Các cơ sở này tỏ ra khái quát để có thể giúp hình thành được các giả thuyết chi tiết theo mối quan hệ nhân quả nhằm mục đích thiết kế được các biện pháp pháp lý hiệu quả. Lý thuyết đưa ra các cơ sở này vào một phạm vi hẹp hơn : nguyên tắc, cơ hội, năng lực, giao tiếp, lợi ích, xử lý và tư tưởng (những chữ cái đầu tiên này tạo thành bộ tiêu chí ROCCIPI)”

Nguồn : Soạn thảo Luật pháp vì Tiến bộ Xã hội Dân chủ, Ann Seiman, Robert B.Seidman và Nalin Abeysekere - Bản dịch của Nguyễn Duy Hưng LL.M, Lưu Tiến Dũng LL.M và Nguyễn Khánh Ngọc LL.M, năm 2002, Tr.106

vận dụng những điều yêu sách và nhu cầu của các cổ đơng và trong phạm vi có thể, tìm cách giúp đỡ họ”25.

2.3.1 Nhóm năm yếu tố khách quan trong Bộ tiêu chí ROCCIPI i) Luật lệ (Rules)

Luật lệ là những quy định trong Luật và những quy tắc ứng xử xã hội có tác động đến các bên có liên quan hay ảnh hưởng đến hành vi trong mối tương tác với xã hội (Seidman và d.t.g, 2000). Tiêu chí Luật lệ sẽ giải thích tại sao các cơ quan hành chính NN có xu hướng thực hiện những hành vi như vậy trong mối tương quan với pháp luật. Để đánh giá đầy đủ những tác động của tiêu chí Luật lệ (Sedarmayanti, 2003) cho rằng, Luật lệ nên được phân tích trên các góc độ: (i) Những quy định có rõ ràng khơng?, (ii) tính thực tiễn của pháp luật, (iii) các quy định PL có đủ ngăn chặn hay khuyến khích hành vi thực hiện khơng?, (iv) các quy định có giải quyết được nguyên nhân thực hiện hành vi vi phạm hay khơng?, (v) Luật có quy định với những cơ quan thực thi về trách nhiệm giải trình khơng?

ii) Cơ hội (Opporttunity)

Tiêu chí cơ hội liên quan đến những hồn cảnh, trường hợp, cơ hội hay xác suất thúc đẩy các bên liên quan thực hiện những hành vi tuân thủ hay vi phạm luật lệ. Các bên liên quan thường sẽ có cơ hội để thực thi pháp luật vì thế khi xem xét tiêu chí “Cơ hội” thì khơng chỉ nhìn nhận ở xu hướng thực hiện hành vi mà nên phân tích trong mối tương quan với tiêu chí “Năng lực” của chủ thể tham gia.

iii) Năng lực (Capacity)

Tiêu chí này sẽ xem xét khả năng thực thi PL của các bên tham gia. Như nói ở trên tiêu chí “Năng lực” phải kết hợp với tiêu chí “Cơ hội” để xem xét toàn diện hơn vì trong những hoàn cảnh, cơ hội khác nhau thì năng lực thực thi cũng khác nhau.

25

Ann Seiman, Robert B.Seidman và Nalin Abeysekere (2002) - Bản dịch của Nguyễn Duy Hưng LL.M,

Lưu Tiến Dũng LL.M và Nguyễn Khánh Ngọc LL.M, Soạn thảo Luật pháp vì Tiến bộ Xã hội Dân chủ,

iv) Thông tin (Communication)

Tiêu chí Thơng tin liên quan đến sự hiệu quả của hoạt động GS thông qua các kênh thông tin để tiếp cận vấn đề nhằm phục vụ cho các chủ thể GS. Đây là một tiêu chí quan trọng vì nếu những nội dung mà chủ thể GS muốn thực hiện nhưng khơng có các thơng tin khả dụng thì tính hiệu quả sẽ khơng đạt hiệu quả, lúc này các chủ thể giám sát chỉ biết thông qua báo cáo của chủ thể bị giám sát hoặc một số thơng tin bên ngồi từ các mạng xã hội, internet,...

Tiêu chí Thơng tin liên quan đến khả năng tiếp cận thông tin giữa các bên liên quan mà ở đó chủ thể GS cần phải nhận được và hiểu được thông tin về mục tiêu giám sát.

v) Quy trình (Process)

Tiêu chí “Quy trình” liên quan tới những trình tự và thủ tục mà qua đó giải thích được hai vấn đề, thứ nhất khả năng các bên liên quan tuân thủ hoặc không tuân thủ các quy định pháp luật; thứ hai là khuyến khích hay hạn chế những hành vi vi phạm hay tuân thủ. Quy trình đảm bảo cho việc thực thi được vận hành đồng nhất giữa chủ thể GS với đối tượng được GS với nhau.

2.3.2 Nhóm hai yếu tố chủ quan trong Bộ tiêu chí ROCCIPI i) Lợi ích (Interest)

Tiêu chí Lợi ích liên quan đến việc xung đột lợi ích giữa các bên (chủ thể GS và đối tượng được GS) từ đó là động cơ thúc đẩy hay kìm hãm (hữu hình hay vơ hình) hành vi của các bên tham gia thực thi theo quy định PL. Thơng thường những động cơ thúc đẩy thì liên quan đến lợi ích của việc thực thi pháp luật. Không phủ nhận việc rất nhiều cá nhân hay tổ chức khác nhau phản ứng trước những động cơ thúc đẩy hay kìm hãm để điều chỉnh hành vi.

ii) Tư tưởng (Ideology)

Tiêu chí “Tư tưởng” liên quan đến những giá trị và thái độ mà xã hội nhìn nhận làm tác động đến hành vi của đối tượng liên quan. Ví dụ trong một xã hội, tất cả các cá nhân và tổ chức đều có thái độ nhìn nhận tốt đối với tổ chức HĐND thì sẽ làm

tăng khả năng thực hiện vai trò, chức năng của những cá nhân liên quan đẫn đến đạt tính hiệu quả của hoạt động GS.

Như vậy, các tiêu chí này nhằm xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi của các bên liên quan trong việc thực thi chính sách. Nếu nhận diện được cụ thể các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả thực thi thì ta có thể giải quyết những trục trặc bằng quy định hoặc bằng những phương thức tổ chức thực hiện khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND quận 3 thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)