Chương 3 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.4 Đánh giá theo ROCCIPI
3.4.4.3 Nội dung, tính chất thơng tin được cung cấp
Qua ý kiến của các ĐB HĐND, có thể nhận thấy, mặc dù được cung cấp hàng trăm trang tài liệu tại mỗi kỳ họp HĐND nhưng ĐB HĐND vẫn thiếu thông tin chắt lọc đã qua xử lý, thiếu thơng tin phân tích, so sánh…, các thơng tin cơ quan hành chính cung cấp chỉ mang tính liệt kê nên gây khó khăn cho ĐB khi sử dụng thơng tin. Đa số ý kiến của các ĐB đều cho rằng, các thơng tin đó vẫn cịn q rộng, chưa có các thơng tin chun đề mang tính nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu, trong các lĩnh vực mà ĐB quan tâm thông tin được cung cấp thường chưa đáp ứng được.
Việc thiếu thông tin chuyên sâu, đã được phân tích, xử lý là một nguyên nhân chính khiến ĐB HĐND có lúc biểu quyết theo cảm tính hoặc biểu quyết sau khi tham khảo ý kiến đại biểu khác. Thực tế cho thấy trước những vấn đề lớn, chuyên sâu, cụ thể như biểu quyết thông qua các đề án quy hoạch, giải tỏa,... nhiều ĐB HĐND lúng túng vì khơng nắm được các nội dung cốt lõi, thiếu thông tin để làm cơ sở cho việc biểu quyết.
Trong khi còn thiếu thông tin như đã phân tích, bên cạnh đó có khơng ít trường hợp, các ĐB HĐND nhận được các báo cáo của các cơ quan hành chính với thông tin phiến diện một chiều, chủ yếu là thành tích, cịn những mặt hạn chế, yếu kém ít được đề cập. Nhiều ĐB HĐND băn khoăn về mức độ chính xác của các số liệu, chỉ tiêu trong báo cáo của UBND do khơng có các cơ sở khoa học, yếu tố kỹ thuật.. Ngược lại, cịn ít những thơng tin phản biện, không cùng chiều với nhận định của số đông mà vẫn phù hợp với mục tiêu chính sách, với quy định của PL, có giá trị “cảnh báo”, “kiểm chứng” trong q trình đi tìm những thơng tin chính xác, chân thật.
Theo số liệu khảo sát, các nguồn thông tin đại biểu sử dụng chủ yếu trong GS của ĐB là thông tin của các cơ quan QLNN các cấp (các báo cáo, kế hoạch, chương
trình hành động,...) và hệ thống truyền thơng, báo chí, mạng xã hội. Điểm hạn chế trong việc sử dụng thơng tin từ báo chí là thơng tin này thường khơng có tính chất chun sâu, ngay cả những bài viết, bài trả lời phỏng vấn của các chun gia cũng khơng thể dài, vì vậy cũng khơng có điều kiện trình bày kỹ lưỡng, sâu về chuyên môn. Tuy nhiên, nguồn thông tin này vẫn được rất nhiều đại biểu sử dụng, có lẽ vì thường đề cập đến các vấn đề thuộc chương trình làm việc của HĐND được xã hội, cử tri quan tâm nhiều, nhiều nội dung mang tính phản biện, đa chiều. Hơn nữa, ý kiến của các chuyên gia trên báo chí vì ngắn nên đề cập thẳng vào trọng tâm của vấn đề chính sách, mà đây lại chính là mong đợi của ĐB HĐND khi tiếp nhận thông tin để sử dụng vào hoạt động của mình tại hoạt động GS và nhiều ĐB HĐND thường thơng qua báo chí để làm cơ sở xuất phát, phát hiện vấn đề, từ đó tìm hiểu sâu hơn qua các nguồn thông tin khác.