Chương 3 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.4 Đánh giá theo ROCCIPI
3.4.1.1 Xem xét tính rõ ràng của Luật
Chức năng GS của HĐND đã được quy định tại Điều 113 HP năm 2013, theo đó “HĐND thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Theo quy định của Luật hoạt động GS của Quốc hội và HĐND được ban hành năm 2015 thì tại điều 57 của Luật về cơ bản vẫn khẳng định các hoạt động GS như trước nhưng đã bổ sung thêm đối tượng giám sát và nâng cao hơn nữa tính chất của hoạt động GS cụ thể như : “xem xét quyết định của UBND cùng cấp, NQ của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với HP, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp; bổ sung thêm việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKS nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo cáo khác theo quy định”28.
Tuy nhiên, các quy định này còn chưa cụ thể, “chưa xác định rõ cơ chế, chế tài, trách nhiệm của các cơ quan bị giám sát, quyền hạn của tổ ĐB và ĐB HĐND trong hoạt động giám sát, các yếu tố và điều kiện bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát…”, do vậy, hoạt động GS của HĐND vẫn cịn là khâu yếu, có nhiều hạn chế, nhiều hoạt động cịn hình thức, sự đổi mới cịn chậm và hiệu quả chưa cao.
Ngoài ra, để thực hiện các quy định về GS của HĐND, từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến nay, HĐND, TT HĐND và các Ban của HĐND đã ban hành Quy chế hoạt động, nội quy kỳ họp để tổ chức thực hiện hoạt động GS; xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ trong đó quy định rõ mối quan hệ phối hợp giám sát và tổ chức thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
Như vậy, các quy định PL về GS của HĐND được quy định tập trung tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Qua khảo sát thực tế cho thấy có 33,3% (11/33) đại biểu HĐND cấp Quận và 96,4% (54/56) TT HĐND cấp Phường tham gia khảo sát đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý rằng các quy định PL hiện nay đã quy định rất cụ thể về hoạt động GS (cơ
28
chế, chế tài, trách nhiệm của các cơ quan bị GS, quyền hạn của tổ ĐB và ĐB HĐND trong hoạt động GS, các yếu tố và điều kiện bảo đảm hiệu quả hoạt động GS); tuy nhiên vẫn có 66,67% (22/33) đại biểu HĐND cấp Quận không đồng ý rằng các quy định PL hiện nay đã quy định rất cụ thể.
Bên cạnh đó, có 84,8% (28/33) đại biểu HĐND cấp Quận và 89,3% (50/56) Thường trực HĐND cấp Phường tham gia khảo sát khơng hoặc hồn tồn khơng đồng ý rằng các quy định do HĐND ban hành (Quy chế hoạt động, nội quy kỳ họp,...) đã giúp cho GS của HĐND hiệu quả hơn. Các đại biểu này cho rằng các quy định theo các văn bản QPPL chưa đủ đảm bảo để chế tài, quy trách nhiệm đối với các cơ quan chính quyền huống chi các quy định do HĐND Quận ban hành, các văn bản này chỉ mang tính hình thức.