Thông tin (Communication)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND quận 3 thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Chương 3 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

3.4 Đánh giá theo ROCCIPI

3.4.4 Thông tin (Communication)

Để có thể tham gia vào việc quyết định các quyết sách để giải quyết được các vấn đề của cuộc sống đặt ra tại địa phương, ĐB HĐND phải sử dụng nhiều công sức, trí tuệ để tiếp nhận và xử lý một khối lượng thông tin rất lớn từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Trong khi nghề kinh doanh coi thơng tin là tiền bạc thì ĐB lại coi đó là “nguyên liệu” cơ bản nhất để thực hiện nhiệm vụ ĐB nhằm quyết định những nội dung tại các kỳ họp nói chung và trong hoạt động GS nói riêng.

Đặc biệt, hoạt động xử lý thơng tin có những ý nghĩa sau đối với ĐB HĐND :

Thứ nhất, hoạt động xử lý thông tin giúp ĐB định hướng, chọn lọc và tìm

kiếm được thơng tin cần một cách nhanh chóng, chính xác trong khối lượng thơng tin khổng lồ.

Thứ hai, hoạt động xử lý thông tin một bước giúp ĐB rút ngắn, tiết kiệm được

thời gian để thu nhận được nhiều hơn, có thời gian “nghiền ngẫm” thông tin thấu đáo, kỹ càng hơn trước khí tham gia nhiệm vụ ĐB.

Thứ ba, trên cơ sở tổng hợp, phân tích thơng tin, hoạt động xử lý thơng tin cịn

cung cấp cho ĐB những thơng tin mang tính chất dự báo, như: xu hướng phát triển của vấn đề, xu hướng triển khai vấn đề,… để từ đó trong q trình giám sát sẽ đặt nhiều câu hỏi mang tính dự báo trong tương lai nhiều hơn là các câu hỏi mang tính kiểm tra (thông thường là những vấn đề đã được diễn ra).

ĐB HĐND cần thông tin là để đáp ứng nhu cầu, “đặt hàng” của cử tri. Cử tri không hẳn bầu những ĐB biết nhiều mà bầu những ĐB đại diện tốt hơn cho cử tri và cho lợi ích của địa phương, biến thơng tin mình được cung cấp thành những hành động đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của cử tri. Như vậy, một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong việc nắm thông tin của ĐB HĐND là làm như thế nào để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng chính đáng và mong muốn của đại đa số cử tri và “sợi

dây liên hệ” gắn kết các tâm tư, nguyện vọng, mong muốn đó với các chính sách do HĐND Quận thảo luận, xem xét và quyết định.

Nhìn một cách tổng thể, thông tin để giúp ĐB HĐND thực hiện nhiệm vụ giám sát liên quan đến tất cả các ngành, các lĩnh vực. Tại các kỳ họp, nhiều ĐB quan tâm nhiều hơn về mảng ngân sách, đầu tư xây dựng. Cụ thể hơn, theo khảo sát bằng phiếu hỏi đối với các ĐB HĐND, các ngành, lĩnh vực được các ĐB quan tâm theo thứ tự lần lượt là Đất đai - Xây dựng - Quy hoạch (84,3% số ĐB trả lời phiếu khảo sát); Kinh tế - Tài chính - Ngân sách (78,65%), Y tế - Giáo Dục - Văn hóa (68,7%) ; cịn những ngành ít được các ĐB quan tâm nhất bao gồm Trật tự ATXH (17,9%), Tơn giáo (6,7%). Do đó, có thể khẳng định mức độ quan trọng của thông tin đối với hoạt động GS được đánh giá rất cao, hơn 96,6% ĐB đều cho rằng các thông tin là rất quan trọng.

Tiếp theo, tác giả xin phân tích thực trạng việc tiếp nhận, phân tích thơng tin của ĐB HĐND phục vụ cho hoạt động GS từ cả hai phía : sự chủ động của ĐB và thực tế cung cấp thông tin cho ĐB từ phía các cơ quan hữu quan trên các mặt : dung lượng, nguồn thông tin, mức độ đáp ứng yêu cầu về thông tin.

3.4.4.1 Sự chủ động từ phía ĐB HĐND

Mặc dù pháp luật đã quy định ĐB HĐND có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin32 nhưng các ĐB sử dụng quyền này một cách khác nhau. Cách thức ĐB sử dụng quyền này trong thời gian qua gồm có: gửi văn bản yêu cầu trực tiếp tới các cơ quan; điền thông tin yêu cầu theo mẫu đối với các tài liệu trong danh mục ngay tại bàn cung cấp thông tin kỳ họp.

Qua bảng 3.6 ta thấy, tỷ lệ ĐB chủ động để yêu cầu thông tin từ các cơ quan QLNN chưa cao. Bên cạnh đó vẫn có những ĐB đã chủ động tìm kiếm thơng tin trên Internet, qua sách, báo, các cơng trình nghiên cứu khoa học; Tuy nhiên, nhiều ĐB chưa chú trọng khai thác nguồn thông tin chuyên sâu này.

32

Bảng 3.6. Tỷ lệ ĐB yêu cầu thông tin từ các cơ quan hành chính Tên đơn vị Tỷ lệ ĐB yêu cầu

thông tin

Tỷ lệ trả lời thơng tin được u cầu Các phịng, ban trực thuộc

UBND Quận 55% - 60% 90% - 93,2%

UBND 14 Phường 27,5% - 35% 99,5% - 99,8%

(Nguồn : tác giả tổng hợp qua 7 kỳ họp HĐND Quận từ tháng 6/2016 đến 12/2018)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết 94,4% các ĐB chủ động thường xuyên tìm kiếm thơng tin từ các phương tiện truyền thơng, mạng xã hội. Ngồi ra, 17,9% các ĐB tìm kiếm thông tin thông qua đã từng tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên đề.

Tuy nhiên việc tìm kiếm thơng tin này chủ yếu tập trung vào các ĐB kiêm nhiệm đang cơng tác ở cấp Quận, cịn các ĐB kiêm nhiệm ở các Phường hầu như không yêu cầu các cơ quan QLNN cung cấp thơng tin hoặc tự tìm kiếm thơng tin mà chỉ quan tâm đến các thông tin mà các cơ quan hành chính cung cấp tại kỳ họp hoặc các cuộc GS chuyên đề.

3.4.4.2 Dung lượng thông tin cung cấp cho ĐB HĐND

Theo ý kiến của các ĐB HĐND, về mặt dung lượng, thông tin cung cấp cho ĐB trong kỳ họp rất nhiều, về các lĩnh vực khác nhau, lên đến hàng trăm trang, thậm chí không đủ thời gian để đọc hết, quá tải, không “hấp thu” hết dẫn đến các ĐB thấy khó chọn lọc được những thơng tin đang cần. Điều này có lý do vì trong kỳ họp, ĐB HĐND phải họp ở Hội trường, thảo luận ở tổ, thời gian để nghiên cứu tài liệu không nhiều, tạo nên tình trạng thừa thơng tin nhưng khơng hấp thu đủ thông tin cần thiết để quyết định. Hơn nữa, theo các ĐB, thông tin nhận được chưa được chọn lọc, chưa được rút gọn ở mức cần thiết nên gây nên nhiều khó khăn trong việc sử dụng v.v...

Giữa hai kỳ họp, ĐB HĐND chuyên trách hoặc các ĐB giữ chức vụ cao thì nhận được nhiều thơng tin, cịn ĐB kiêm nhiệm nhận được rất ít, chất lượng thông

tin không cao, thiếu nhiều thơng tin mang tính chun đề chun sâu. ĐB HĐND kiêm nhiệm ở Phường thường thiếu thơng tin song lại ít được hỗ trợ; trong khi đó ĐB HĐND chuyên trách làm việc ở các cơ quan của HĐND thì quá nhiều nguồn tin, xử lý khơng hết.

3.4.4.3 Nội dung, tính chất thơng tin được cung cấp

Qua ý kiến của các ĐB HĐND, có thể nhận thấy, mặc dù được cung cấp hàng trăm trang tài liệu tại mỗi kỳ họp HĐND nhưng ĐB HĐND vẫn thiếu thông tin chắt lọc đã qua xử lý, thiếu thơng tin phân tích, so sánh…, các thơng tin cơ quan hành chính cung cấp chỉ mang tính liệt kê nên gây khó khăn cho ĐB khi sử dụng thông tin. Đa số ý kiến của các ĐB đều cho rằng, các thông tin đó vẫn cịn q rộng, chưa có các thơng tin chun đề mang tính nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu, trong các lĩnh vực mà ĐB quan tâm thông tin được cung cấp thường chưa đáp ứng được.

Việc thiếu thơng tin chun sâu, đã được phân tích, xử lý là một nguyên nhân chính khiến ĐB HĐND có lúc biểu quyết theo cảm tính hoặc biểu quyết sau khi tham khảo ý kiến đại biểu khác. Thực tế cho thấy trước những vấn đề lớn, chuyên sâu, cụ thể như biểu quyết thông qua các đề án quy hoạch, giải tỏa,... nhiều ĐB HĐND lúng túng vì khơng nắm được các nội dung cốt lõi, thiếu thông tin để làm cơ sở cho việc biểu quyết.

Trong khi cịn thiếu thơng tin như đã phân tích, bên cạnh đó có khơng ít trường hợp, các ĐB HĐND nhận được các báo cáo của các cơ quan hành chính với thơng tin phiến diện một chiều, chủ yếu là thành tích, cịn những mặt hạn chế, yếu kém ít được đề cập. Nhiều ĐB HĐND băn khoăn về mức độ chính xác của các số liệu, chỉ tiêu trong báo cáo của UBND do khơng có các cơ sở khoa học, yếu tố kỹ thuật.. Ngược lại, cịn ít những thơng tin phản biện, không cùng chiều với nhận định của số đông mà vẫn phù hợp với mục tiêu chính sách, với quy định của PL, có giá trị “cảnh báo”, “kiểm chứng” trong q trình đi tìm những thơng tin chính xác, chân thật.

Theo số liệu khảo sát, các nguồn thông tin đại biểu sử dụng chủ yếu trong GS của ĐB là thông tin của các cơ quan QLNN các cấp (các báo cáo, kế hoạch, chương

trình hành động,...) và hệ thống truyền thơng, báo chí, mạng xã hội. Điểm hạn chế trong việc sử dụng thơng tin từ báo chí là thơng tin này thường khơng có tính chất chuyên sâu, ngay cả những bài viết, bài trả lời phỏng vấn của các chuyên gia cũng không thể dài, vì vậy cũng khơng có điều kiện trình bày kỹ lưỡng, sâu về chuyên môn. Tuy nhiên, nguồn thông tin này vẫn được rất nhiều đại biểu sử dụng, có lẽ vì thường đề cập đến các vấn đề thuộc chương trình làm việc của HĐND được xã hội, cử tri quan tâm nhiều, nhiều nội dung mang tính phản biện, đa chiều. Hơn nữa, ý kiến của các chuyên gia trên báo chí vì ngắn nên đề cập thẳng vào trọng tâm của vấn đề chính sách, mà đây lại chính là mong đợi của ĐB HĐND khi tiếp nhận thông tin để sử dụng vào hoạt động của mình tại hoạt động GS và nhiều ĐB HĐND thường thông qua báo chí để làm cơ sở xuất phát, phát hiện vấn đề, từ đó tìm hiểu sâu hơn qua các nguồn thông tin khác.

3.4.4.4 Thời gian cung cấp thông tin

Bên cạnh tính chất quan trọng về mặt nội dung của thơng tin thì sự kịp thời trong việc cung cấp thông tin là một trong những yêu cầu của ĐB HĐND tại các kỳ họp và các hoạt động GS. Trên thực tiễn, nhiều loại thông tin cung cấp cho đại biểu thường chậm. Đặc biệt, theo quy định của pháp luật, tài liệu chính thức của kỳ họp phải được gửi đến ĐB chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp33. Nhưng qua nhiều kỳ họp, các ĐB đều nhận xét, tài liệu gửi thường muộn, thậm chí sát ngày thảo luận mới nhận được các báo cáo, tờ trình…, qua nhiều kỳ họp tiếp tục được

nhắc đến như “những giai điệu khơng vui”. Chính vì do thời gian q ngắn làm cho

ĐB HĐND rất khó khăn nghiên cứu, sử dụng những thông tin này vào công việc của đại biểu ở các kỳ họp.

Trong khoảng thời gian giữa hai kỳ họp, các thông tin gửi đến cho ĐB được cập nhật thuận lợi cho đại biểu chuyên trách, còn đại biểu kiêm nhiệm khơng giữ chức vụ sẽ gặp khó khăn trong q trình giám sát do khơng có nhiều kênh thơng tin để tiếp cận. Đặc biệt, trong các hoạt động GS mang tính chun đề thì việc báo cáo và cung cấp thơng tin của các chủ thể được GS cịn rất chậm trễ.

33

3.4.5 Quy trình (Process)

Tại phần 2.1.3 đã nêu hình thức GS của HĐND được thể hiện qua 02 hình thức đó là : “giám sát tại kỳ họp” và “giám sát giữa 02 kỳ họp”.

3.4.5.1 Quy trình GS tại kỳ họp:

Căn cứ theo PL thì chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND, các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo NQ mà UBND trình tại kỳ họp phải được gửi đến TT HĐND và các Ban của HĐND34 và các tài liệu kỳ họp phải được gửi đến đại biểu HĐND chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp nên các Ban chỉ có 05 ngày để thực hiện họp thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết mà UBND trình. Với khoảng thời gian như trên để thực hiện các hoạt động giám sát là không đủ. Đặc biệt là thời gian dành để nghiên cứu tỉ mỉ và thảo luận về ngân sách NN, các đề án phát triển của địa phương và các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Quận. Thực tế hiện nay, dự toán ngân sách NN được HĐND Thành phố xem xét và quyết định vào tuần đầu tiên của tháng 12 hằng năm và sau đó 03 ngày được gửi cho HĐND và UBND cấp Quận. Phịng Tài Chính Kế hoạch cấp Quận sẽ có khoảng 03 ngày để tham mưu hồn chỉnh cho Thường trực UBND Quận việc dự toán phân bổ ngân sách để gửi các Ban để thẩm tra. Ban KTXH Quận phải hoàn thành việc thẩm tra, xem xét trước ngày 15 tháng 12 để hoàn thiện và gửi cho các đại biểu 10 ngày trước khi khai mạc phiên họp thảo luận về ngân sách. Như vậy, sẽ có khoảng từ 01 - 02 ngày làm việc cho Ban Kinh tế xã hội chủ trì việc thẩm tra, xem xét và điều này dường như không cho thấy tầm quan trọng của công việc này dẫn đến các hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND về vấn đề này mang tính hình thức rất cao.

Bên cạnh đó, tuy các văn bản QPPL đã quy định về mặt thời gian, trình tự để thực hiện nhưng trên thực tế việc UBND gửi các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo NQ chậm hơn rất nhiều so với quy định (chỉ gửi trước 2 - 3 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp) và khơng có văn bản quy phạm pháp luật nào để có thể thực hiện chế

34

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Nghị quyết 753/2005/NQ-UVBTVQH11 ngày 02/4/2005 về Quy chế

tài sự chậm trễ này nên dẫn đến việc thẩm tra của các Ban HĐND và việc nghiên cứu tài liệu phục vụ cho kỳ họp của các đại biểu HĐND thiếu phân tích sâu, độc lập và cùng với việc thiếu thơng tin (như đã phân tích phần 3.2.4) cũng được chỉ ra như một khiếm khuyết căn bản trong vai trò GS của HĐND.

Qua khảo sát đối với 33 đại biểu HĐND cấp Quận kết quả cho thấy 28 đại biểu (84,8%) không đồng ý rằng các tài liệu phục vụ kỳ họp đã được các cơ quan chức năng gửi đến các ĐB đúng theo quy định. Ngoài ra, kết quả qua 07 kỳ họp của HĐND Quận đã minh họa một số hệ lụy của khiếm khuyết này như khi phát biểu tranh luận, nhiều đại biểu chỉ để ý đến câu chữ thay vì tập trung vào chính sách và thường khơng có lập luận thuyết phục; có ít đại biểu phát biểu sâu và toàn diện về một hoặc một số lĩnh vực mà mình quan tâm, mức độ phản biện đối với các báo cáo chưa cao. Các phát biểu thường tập trung vào những nội dung có liên quan đến lợi ích của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và nặng về kiến nghị mà cịn ít giải pháp tháo gỡ, đột phá, tâm lý ngại va chạm, né tránh trong phản biện các báo cáo còn khá rõ.

Các đại biểu HĐND cũng có rất ít thời gian nghiên cứu các dự thảo về đề án phát triển địa phương, các dự án đầu tư,... trước phiên họp toàn thể. Theo khảo sát cho thấy có 26 đại biểu (78,8%) cho rằng quy định chỉ có thời gian 05 ngày để nghiên cứu toàn bộ các tài liệu của kỳ họp là khơng đủ.

3.4.5.2 Quy trình giám sát giữa hai kỳ họp :

Hoạt động GS “giữa hai kỳ họp” chủ yếu là hoạt động GS theo chuyên đề, phên giải trình hoặc tiếp xúc cử tri, trong đó GS theo chuyên đề là hình thức chủ yếu.

Theo quy định thì chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động GS chuyên đề sẽ bao gồm có 03 chủ thể cụ thể là: HĐND, TT HĐND và các Ban của HĐND35.

35

Qua xem xét sơ đồ về quy trình GS chuyên đề của 03 chủ thể trên đối chiếu với thực tiễn hiện nay vẫn cịn khó khăn và bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND quận 3 thực trạng và giải pháp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)