Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 40)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

3.1.1. Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

3.1.1.1. Khái niệm huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

“Theo Nguyễn Hồng Yến và Vũ Kim Thanh (2017), huy động vốn tiền gửi là

nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức gửi tiền khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.

3.1.1.2. Các hình thức huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

“Ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc “huy động vốn để cho vay”, do đó các

ngân hàng thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền. Việc tạo lập một nguồn vốn vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng là điều rất cần thiết và trong những điều kiện cụ thể các ngân hàng có thể có hình thức huy động vốn khác nhau. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Các NHTM thường huy động vốn tiền gửi qua các hình thức sau”:

Thứ nhất, Căn cứ theo thời gian

Theo Tô Ngọc Hưng (2014), huy động vốn tiền gửi của NHTM bao gồm các hình thức sau:

- Huy động vốn tiền gửi ngắn hạn: Là những nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.

- “Huy động vốn tiền gửi trung hạn: Là những nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm”.

5 năm”.

Thứ hai, Căn cứ theo đối tượng gửi tiền

“Theo Tô Ngọc Hưng (2014), huy động vốn tiền gửi của NHTM bao gồm các

hình thức sau”:

- Tiền gửi của cá nhân:

“Các”tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến.

Họ có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm.

- Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội:

“Do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp thường

gửi một khối lượng tiền lớn vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanh toán. NHTM là một trung gian tài chính, quan hệ với các đối tượng này thông qua việc mở tài khoản, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp ứng yêu cầu thanh tốn của họ. Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải thanh toán nên trong ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định. Tuy nhiên nguồn này có hạn chế là tính ổn định và độ lớn phụ thuộc vào quy mơ, loại hình của doanh nghiệp.”

“Ngồi ra cịn có tiền gửi của các tổ chức khác như: Các tổ chức tín dụng, các tổ chức phi tín dụng, Kho bạc nhà nước”…

Thứ ba, Căn cứ theo mục đích gửi tiền

Theo Phan Thị Thu Hà (2013), huy động vốn tiền gửi của NHTM bao gồm các hình thức sau:

- Tiền gửi thanh toán:

“Đây”là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân

hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các yêu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng khơng), thay vào đó chủ

tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp”. - Tiền gửi có kỳ hạn:

“Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện trong hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu nhập của người gửi, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi khơng được sử dụng các hình thức thanh tốn đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với loại tiền gửi này. Nếu cần chi tiêu người gửi phải rút tiền ra. Tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn.”

- Tiền gửi tiết kiệm:

“Đây là một phần thu nhập của cá nhân người lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng, được gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Ngân hàng có thể mở cho mỗi người nhiều sổ tiết kiệm cho mỗi kỳ hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh tốn tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép”.”

- Tiền gửi của các ngân hàng khác:

“Nhằm”mục đích nhờ thanh tốn hộ và một số mục đích khác, ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác. Tuy nhiên quy mô nguồn này thường không lớn”.

Thứ tư, Căn cứ vào loại tiền gửi

“Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), huy động vốn tiền gửi của NHTM bao gồm

các hình thức sau”:

- Huy động bằng nội tệ:

“Đây là nguồn vốn chủ yếu trong các NHTM và giữ vai trị quan trọng để duy

trì các hoạt động của ngân hàng”. - Huy động bằng ngoại tệ:

“Bao gồm tiền gửi huy động bằng các loại ngoại tệ như USD, EUR,...Các ngân hàng thu hút nguồn tiền gửi ngoại tệ nhằm phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ trong nước.”

3.1.1.3. Vai trò của nguồn vốn tiền gửi Thứ nhất, đối với nền kinh tế

“Với”tư cách là trung gian tài chính, các NHTM huy động các nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, rồi từ đó luân chuyển nguồn vốn đó vào q trình tiêu dùng, sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế. Qua đó, các cá nhân, doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, phục vụ cho việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết vấn đề cơng ăn việc làm, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Mặt khác công tác huy động vốn tiền gửi cịn là kênh dẫn truyền chính sách tiền tệ rất hiệu quả; thơng qua hoạt động huy động vốn tiền gửi của các NHTM, NHNN có thể điều tiết mức cung tiền trong hệ thống tài chính”.”

Thứ hai, đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

- “Trong”tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, nguồn vốn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, góp phần cung cấp nguồn lực đầu vào của ngân hàng, qua đó ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình nhằm mục đích sinh lợi nhuận”.

- “Dựa vào quy mô vốn huy động tiền gửi ngân hàng có thể đánh giá được uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng đối với mình. Qua đó, nâng cao chất lượng các gói sản phẩm dịch vụ của mình; cũng như hoàn thiện hơn nữa chính sách chăm sóc khách hàng, nâng cao hình ảnh của mình nhằm duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng”.

- “Nguồn vốn huy động tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM, nên chi phí vốn huy động từ nguồn này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng phải có biện pháp tối giảm chi phí huy động từ đó tối đa hóa lợi nhuận của mình”.

“Thơng qua huy động vốn tiền gửi, các ngân hàng có thể mở rộng quảng bá

các sản phẩm dịch vụ khác của mình đến với khách hàng bằng các hoạt động bán chéo sản phẩm.”

Thứ ba, đối với khách hàng gửi tiền

sinh lợi hiệu quả, an toàn.

“Khi gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng có thể an tâm vào sự an toàn cho khoản tiền của mình. Ngồi ra họ cịn có thể được cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích an tồn, nhanh chóng khác như thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, ATM, thanh toán Séc..”.”

3.1.2. Hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

3.1.2.1. Quan niệm về hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

“Trong hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM thì hoạt động huy động vốn nói

chung và huy động vốn tiền gửi nói riêng là hoạt động đầu tiên trong cả quy trình. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả, hiệu quả của hoạt động huy động vốn tiền gửi sẽ quyết định đến sự hiệu quả của cả hoạt động kinh doanh của mỗi NHTM. Khi xem xét hiệu quả huy động vốn tiền gửi của các ngân hàng ta thường đánh giá trên các khía cạnh sau”:

- “Quy mơ nguồn vốn tiền gửi huy động có đủ lớn để tài trợ cho hoạt động

cho vay và đầu tư của ngân hàng không”?

- Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động có phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn hay không?

- Nguồn vốn tiền gửi huy động có tăng trưởng ổn định hay khơng? - Chi phí huy động vốn tiền gửi có hợp lý hay khơng?

“Như vậy có thể hiểu: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi của NHTM là việc thỏa mãn một cách kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh với chi phí thấp nhất, ổn định nhất và hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra.”

“Nói”cách khác, hiệu quả huy động vốn tiền gửi phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện công tác huy động vốn tiền gửi có kết quả cao với chi phí nhỏ nhất. Có nghĩa là”:

- “Về mặt lượng: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra”.

quản lý của ngân hàng.”

3.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

“Vốn”đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Các NHTM với tư cách là một định chế tài chính trung gian chủ yếu cung cấp vốn để sinh lời sẽ phải huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến vấn đề huy động vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu kinh doanh của mình và đây là điều quyết định đến sự tồn tại của mỗi ngân hàng. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi của các NHTM là điều cần thiết, bởi lẽ”:

- “Vốn huy động tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của mỗi NHTM. Do đó, nếu hoạt động huy động vốn tiền gửi có được hiệu quả cao sẽ tác động tích cực đến tồn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng cần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi, nhằm nâng cao hiệu quả cho tồn bộ hoạt động kinh doanh của mình”.

- “Khi hoạt động huy động vốn tiền gửi có hiệu quả sẽ đảm bảo đủ vốn kinh doanh của ngân hàng. Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi cịn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Rõ ràng, nếu hiệu quả huy động vốn tiền gửi thấp thì NHTM khó có thể hoạt động kinh doanh tốt. Bởi nếu NHTM từ chối các dự án, các nhu cầu vay vốn vì lý do thiếu vốn thì sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, gây mất lòng tin đối với khách hàng, đây là điều bất lợi với ngân hàng.”

- “Khi”hoạt động huy động vốn tiền gửi có hiệu quả đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bằng vốn huy động được, NHTM sẽ cung cấp vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế quốc dân. Nhờ có vốn, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc cơng nghệ.

- “Khi hoạt động huy động vốn tiền gửi có hiệu quả sẽ khơi thơng dịng chảy của vốn huy động. Theo nguyên tắc kinh doanh, có đầu ra cho vốn thì các NHTM mới đẩy mạnh được huy động vốn. Nếu vốn huy động bị ứ đọng do không cho vay ra được trong khi vẫn phải trả chi phí đầu vào dẫn đến các ngân hàng phải huy động

cầm chừng, do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.”

3.1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

“Có thể đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi thông qua một số tiêu chí chính sau:

- Thứ nhất, quy mơ huy động vốn tiền gửi

“Việc ước lượng được quy mô nguồn vốn tiền gửi huy động giúp ngân hàng

có được cơ sở để đưa ra quyết định về quy mơ cho vay, đầu tư, góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác quy mơ tiền gửi cịn là thước đo đánh giá uy tín, hình ảnh và thị phần của ngân hàng trong thị trường. Quy mơ huy động vốn tiền gửi có thể được ước tính bằng cách tính số dư bình quân tiền gửi trong kỳ đánh giá hoặc số dư tiền gửi tại thời điểm” nghiên cứu.

- Thứ hai, tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi

“Vốn”tiền gửi huy động tăng trưởng ổn định theo thời gian sẽ đáp ứng nhu

cầu tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn tiền gửi phù hợp với quy mô và nhu cầu của mình, thì giả sử như khi có một lượng tiền lớn bị rút ra cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến vấn đề thanh khoản”.”

“Vốn”tiền gửi huy động tăng trưởng ổn định sẽ khẳng định được uy tín và thương hiệu của ngân hàng, giúp cho ngân hàng tạo lập và định hướng chiến lược kinh doanh cụ thể trong việc sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng”.”

“Tốc”độ tăng trưởng của vốn tiền gửi cho thấy quy mô tiền gửi huy động của năm nghiên cứu tăng bao nhiêu % so với năm trước, qua đó đánh giá được hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi được tính theo cơng thức sau”:”

Tốc độ tăng trưởng

vốn tiền gửi =

Vốn tiền gửi năm N - Vốn tiền gửi năm N-1

x 100% Vốn tiền gửi năm N-1

- Thứ ba, cơ cấu vốn tiền gửi

“Cơ”cấu nguồn vốn tiền gửi huy động được đánh giá thông qua tỷ trọng của

từng nguồn vốn tiền gửi huy động trên tổng nguồn vốn tiền gửi hoặc từng nhóm nguồn vốn trên tổng vốn huy động hoặc tỷ lệ giữa từng nhóm tiền gửi huy động với nhau dựa trên phân loại nguồn vốn tiền gửi huy động theo từng tiêu thức nhất định. Có thể kể đến một số tiêu thức đánh giá cơ cấu vốn tiền gửi huy động thường được sử dụng: theo từng kỳ hạn, theo loại tiền gửi, theo hình thức tiền gửi. Về cơ bản việc phân tích cơ cấu huy động vốn tiền gửi giúp ngân hàng có thể theo dõi diễn biến của từng loại nguồn vốn và tài sản, kịp thời nhận diện được những thuận lợi hoặc khó khăn để có những biện pháp xử lý phù hợp. Để phân tích cơ cấu huy động vốn tiền gửi ta có thể sử dụng cơng thức sau”:”

Tỷ trọng vốn tiền gửi

loại i =

Vốn tiền gửi loại i

x 100%

Tổng vốn tiền gửi huy động

- Thứ tư, chi phí huy động vốn tiền gửi

“Ngân hàng”là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn chủ sở hữu của

các ngân hàng thường không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do vậy ngân hàng phải huy động vốn để sử dụng với một chi phí nhất định. Chi phí huy động vốn tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)