CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.5. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
4.5.1. Những kết quả đạt được
“Trong giai đoạn 2016-2018 quy mô huy động vốn tiền gửi tại Agribank Lâm
Đồng có sự tăng trưởng qua các năm. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi của chi nhánh rất ổn định, khơng có nhiều biến động lớn. Trong cơ cấu theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn và khá ổn định; trong cơ cấu theo đối
tượng khách hàng, thì nguồn vốn huy động từ các khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu và khơng có biến động lớn; trong cơ cấu theo loại tiền tệ, huy động vốn theo VNĐ vẫn là chủ chốt và ngày càng tăng, đúng theo xu thế chung trong chính sách chống Đơ la hóa của chính phủ. Sự ổn định trong cơ cấu gửi tiền là cơ sở để chi nhánh dễ dàng tính tốn được chi phí và hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp”.
“Chi nhánh đã tận dụng được lợi thế, thế mạnh của mình trong hoạt động
tại các vùng nơng thơn, qua đó thúc đẩy hoạt động huy động vốn phát triển, với mức chi phí vốn bình qn thấp hơn các ngân hàng trong khu vực, nhờ đó tạo điều kiện giảm thiểu chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh”.
“Hình ảnh Agribank Lâm Đồng ngày càng được củng cố trong tâm trí khách
hàng nhờ những chính sách linh hoạt và sản phẩm ln phát triển mới theo nhu cầu của khách hàng. Các gói sản phẩm dịch vụ, chương trình khuyến mãi được liên tục cập nhật và triển khai tùy tình hình thực tế của thị trường, hướng đến từng nhóm khách hàng tiền gửi. Theo đó, chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại vào các ngày lễ lớn; cung cấp nhiều sản phẩm tiền gửi tương ứng với từng
nhóm khách hàng qua đó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”.
4.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân
4.5.2.1. Những hạn chế
“Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong hoạt động huy động vốn tiền
gửi của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 vẫn cịn có những tồn tại hạn chế sau đây”:
“Thứ nhất, về quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn tiền gửi của chi nhánh tuy có
sự phát triển nhưng chưa đạt chỉ tiêu đề ra trong ba năm 2016, 2017, 2018. Như vậy có thể nói cơng tác huy động vốn tiền gửi của chi nhánh tuy có sự tăng trưởng nhưng chưa đạt được những kết quả phù hợp với tiềm năng và kỳ vọng”.
“Thứ hai, trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của chi nhánh, tỷ trọng tiền
như thẻ thanh toán, trả lương qua ngân hàng chưa thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của chi nhánh. Như vậy đã để mất đi một lượng vốn huy động chi phí thấp, có tính ổn định khá cao trong giai đoạn kinh tế vĩ mô ổn định hiện nay. Điều này cũng cho thấy sự kém hấp dẫn trong các sản phẩm dịch vụ thanh toán như: phát hành các loại thẻ, thanh toán trực tuyến, internet banking, mobile banking… trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các ngân hàng tại thị trường Việt Nam trước kỷ nguyên số hóa”.
“Thứ ba, về cơ cấu huy động vốn tiền gửi theo loại tiền tệ, huy động vốn bằng
ngoại tệ vốn đã có tỷ trọng thấp, nhưng lại có mức tăng trưởng âm. Điều này cho thấy công tác huy động ngoại tệ của chi nhánh chưa được chú trọng đúng mức. Điều này sẽ gây ra hạn chế cho chi nhánh khi muốn phát triển các nghiệp vụ quốc tế như kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại”.
“Thứ tư, về nguồn vốn huy động tiền gửi tuy có tăng dần qua các năm,
nhưng mới chỉ đủ đáp ứng xấp xỉ 60% cho nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh. Như đã phân tích chỉ số “Dư nợ/Vốn huy động tiền gửi” của chi nhánh ở mức khoảng 1,6 lần, một hệ số rất cao, cho thấy nguồn vốn huy động không đủ cho hoạt động cho vay, và nguồn vốn thiếu hụt, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên làm giảm sự chủ động trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng làm gia tăng chi phí vốn trong hoạt động của chi nhánh”.
4.5.2.2. Nguyên nhân hạn chế
“Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của Agribank Lâm Đồng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những nguyên nhân khách quan bên ngoài đến những nguyên nhân chủ quan đến từ chính hoạt động của chi nhánh, nhưng có thể khái quát lại cụ thể ở một số điểm sau”:
Thứ nhất, một số nguyên nhân khách quan
- “Môi trường pháp lý cho hoạt động huy động vốn cịn chưa có sự đồng bộ
và thiếu tính nhất quán; các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn đôi khi còn nhiều bất cập, còn tồn tại sự chồng chéo, và vẫn cịn nặng tính lý thuyết chưa bám
sát với thực tế, khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính đối với khách hàng trong hoạt động gửi tiền còn cồng kềnh, làm giảm hiệu quả trong hoạt động huy động của các ngân hàng”.
- “Thói quen, tập quán sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người Việt, khiến cho một lượng tiền mặt lớn không qua hệ thống ngân hàng, khiến cho hoạt động huy động vốn qua kênh tài khoản thanh tốn chưa thực sự có được hiệu quả như tiềm năng”.
Thứ hai, một số nguyên nhân chủ quan
- “Thủ tục hồ sơ chưa thực sự gọn nhẹ, rõ ràng chưa đem lại sự tiện lợi, dễ hiểu cho khách hàng”.
- “Các sản phẩm của Agribank Lâm Đồng khá đa dạng, nhưng nhìn chung vẫn chưa có nhiều sự khác biệt với các ngân hàng khác, nên chưa tạo trược sự nổi trội trong tâm trí khách hàng”.
- “Các hình thức khuyến mại, chăm sóc khách hàng cũng chưa có điểm nhấn
khác biệt với các ngân hàng khác.
- “Các công nghệ mới đã liên tục áp dụng vào các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như trong giao dịch chuyển tiền, mỗi số tài khoản chỉ có một khách hàng duy nhất, nhưng khách hàng chuyển tiền cho người khác không chỉ phải điền đúng số tài khoản, mà phải điền đúng tên chi nhánh mở tài khoản, đã làm cho rất nhiều giao dịch bị lỗi do điền sai tên chi nhánh. Việc điền tên chi nhánh mở tài khoản này là thực sự không cần thiết, đem lại sự bất tiện cho khách hàng”.
- “Mức lãi suất của chi nhánh khá thấp so với các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn”.
- “Thái độ phục vụ trong giao dịch với khách hàng, tại Agribank nói chung và chi nhánh Lâm Đồng nói riêng chưa thực sự chuyên nghiệp. Thực tế, đã có rất nhiều ý kiến phàn nàn về sự chậm chễ và thiếu nhiệt tình trong giao dịch, đặc biệt tại các phòng giao dịch. Điều này đã làm giảm đi uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong mắt
khách hàng”.
Tóm tắt chương 4
“Chương 4 giới thiệu những đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tình
hình kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, tác giả đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi của chi nhánh về mặt quy mô vốn tiền gửi, cơ cấu tiền gửi theo các tiêu chí khác nhau. Từ đó, đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của chi nhánh, những thành tựu đạt được trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của chi nhánh, cũng như những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG