Cơ cấu vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.2. Tổ chức huy động vốn tiền gửi của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

4.2.3. Cơ cấu vốn tiền gửi

4.2.3.1. Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn

“Giai đoạn 2016-2018, Agribank Lâm Đồng có tổng vốn tiền gửi với cơ cấu chính là tiền gửi có kỳ hạn (chiếm trên 87% tổng vốn tiền gửi), trong khi đó, tiền gửi khơng kỳ hạn của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 13% trong giai đoạn này”.

Bảng 4.3: Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn của Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2017/ 2016 2018/ 2017

1. Vốn tiền gửi không kỳ hạn 668 12,4 829 12,6 948 12,9 124,1 114,4

2. Vốn tiền gửi có kỳ hạn 4.719 87,6 5.775 87,4 6.418 87,1 122,4 111,1

Tổng vốn tiền gửi 5.387 100 6.604 100 7.366 100 122,6 111,5

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018

“Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng của vốn tiền gửi có kỳ hạn khá cao, đạt 22,4% vào năm 2017 và 11,1% vào năm 2018. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn đạt 24,1% vào năm 2017 và 14,4% vào năm 2018. Đây là những kết quả tốt, thể hiện công tác huy động vốn của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực”.

Tiền gửi không kỳ hạn:

Đồ thị 4.2: Vốn tiền gửi không kỳ hạn tại Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018

““Qua đồ thị 4.2, nhìn chung tiền gửi không kỳ hạn của Agribank Lâm Đồng đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2016 vốn tiền gửi không kỳ hạn là 668 tỷ đồng; đến năm 2017 đã tăng 24,1% lên mức 829 tỷ đồng; sang năm 2018 vẫn tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2017, đạt 948 tỷ đồng”.

“Về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng vốn tiền gửi của Chi nhánh cũng tuân theo quy luật chung, chiếm tỷ trọng thấp, và tỷ trọng của nguồn huy động này khá ổn định qua các năm. Cụ thể, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn khá ổn định tăng nhẹ qua các năm; năm 2016 là 12,4%, đến năm 2017 tăng nhẹ lên mức 12,6% và đến năm 2018 là 12,9%”.

Tiền gửi có kỳ hạn:

“Tiền gửi có kỳ hạn của Agribank Lâm Đồng cũng có được sự tăng trưởng

khá ổn định qua các năm. Năm 2016, số tiền gửi có kỳ hạn huy động được của Chi nhánh là 4.719 tỷ đồng; đến năm 2017 tăng trưởng 22,4% so với năm 2016 lên mức 5.775 tỷ đồng. Năm 2018, tiền gửi có kỳ hạn đạt mốc 6.418 tỷ đồng”.

Đồ thị 4.3: Vốn tiền gửi có kỳ hạn tại Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018

“Về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn của Chi nhánh có sự giảm nhẹ do sự gia tăng tỷ trọng khoản tiền gửi khơng kỳ hạn như đã

phân tích ở trên. Tuy nhiên, sự giảm sút này không đáng kể, tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn khá ổn định ở mức 87%; cụ thể: 87,6% vào năm 2016, 87,4% vào năm 2017 và 87,1% vào năm 2018”.

“Nguồn vốn này ổn định, có sự tăng trưởng qua các năm chứng tỏ sự tin tưởng của người dân đối với Agribank Lâm Đồng và mục đích gửi tiền để hưởng lợi nhuận. Đây là nguồn vốn mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền vào cuối kỳ hạn đã ký kết nếu muốn hưởng trọn lãi suất cao. Vì vậy đây là nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể hoạch định chính xác chiến lược kinh doanh của mình”.

4.2.3.2. Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền

“Trong giai đoạn 2016-2018, vốn tiền gửi của Agribank Lâm Đồng chủ yếu là

nội tệ (VNĐ) với tỷ trọng qua các năm trên 99%. Cụ thể, năm 2016, vốn tiền gửi nội tệ là 5.339 tỷ đồng (chiếm 99,1%), năm 2017 là 6.558 tỷ đồng (chiếm 99,3%) và năm 2018 là 7.329 tỷ đồng, chiếm 99,5%. Trong khi đó, vốn tiền gửi ngoại tệ (quy đổi qua VNĐ) chiếm tỷ trọng thấp, chưa tới 1% qua các năm. Ngoài ra, vốn tiền gửi bằng đồng ngoại tệ có xu hướng giảm qua từng năm. Đặc biệt, năm 2018, vốn tiền gửi ngoại tệ giảm đến 19,6% so với năm 2017, chỉ chiếm tỷ trọng 0,5% tổng vốn tiền gửi của Chi nhánh”.

Bảng 4.4: Cơ cấu vốn tiền gửi theo loại tiền của Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2017/ 2016 2018/ 2017

1. Vốn tiền gửi nội tệ 5.339 99,1 6.558 99,3 7.329 99,5 122,8 111,8

2. Vốn tiền gửi ngoại tệ 48 0,9 46 0,7 37 0,5 95,8 80,4

Tổng vốn tiền gửi 5.387 100 6.604 100 7.366 100 122,6 111,5

“Sự chênh lệch quá lớn giữa vốn tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ là do tại địa phương khi kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và các doanh nghiệp cũng chủ yếu giao dịch trong nước nên việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch hàng ngày là rất ít. Điều đó khiến tỷ lệ vốn tiền gửi ngoại tệ của chi nhánh là rất thấp. Mặt khác, do lãi suất huy động ngoại tệ hiện tại là 0% đã đánh vào tâm lý của khách hàng, khiến họ chuyển sang gửi tiền bằng VNĐ để hưởng lãi suất cao hơn”.

4.2.3.3. Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Bảng 4.5: Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng của Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2016 2017 2018 So sánh (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2017/

2016

2018/ 2017

1. Vốn tiền gửi từ dân cư 5.204 96,6 6.393 96,8 7.116 96,6 122,8 111,3

2. Vốn tiền gửi từ TCKT 183 3,4 211 3,2 250 3,4 115,3 118,5

Tổng vốn tiền gửi 5.387 100 6.604 100 7.366 100 122,6 111,5

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Lâm Đồng từ 2016-2018

“Cũng như hầu hết các NHTM khác tại Việt Nam, hoạt động huy động vốn

tiền gửi của Agribank Lâm Đồng tập trung chủ yếu khai thác nguồn tiền nhàn rỗi từ hai đối tượng chính là các tổ chức kinh tế và các khách hàng cá nhân”.

Vốn tiền gửi từ dân cư:

“Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng vốn tiền gửi từ dân cư của Agribank Lâm Đồng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng gửi tiền. Theo đó tỷ trọng này ln ở mức rất cao trên 96%. Cụ thể, năm 2016 tỷ trọng nguồn huy động này ở mức 96,6%, sang năm 2017 tăng nhẹ lên mức 96,8% và giảm trở về mức 96,6% vào năm 2018. Như vậy, tỷ trọng nguồn tiền gửi từ dân cư khá ổn định

ở mức cao và biến động rất nhỏ khơng đáng kể. Kinh tế hộ gia đình, cá thể vẫn nắm tỷ trọng chủ chốt trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Do đó tỷ trọng huy động vốn từ tiền gửi dân cư vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)