CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.3. Các giải pháp hỗ trợ
5.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam
- Duy trì chính sách lãi suất cạnh tranh, mềm dẻo, linh hoạt:
“Hiện nay lãi suất huy động của Agribank khá thấp so với các ngân hàng khác trong hệ thống. Điều đó, mang lại lợi thế lớn về chi phí vốn, giúp ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, lãi suất huy động
thấp cũng sẽ gây khó khăn trong cạnh tranh cho Agribank trong hoạt động huy động vốn, nhất là khi hiện nay các ngân hàng khác cũng đang mở rộng mạng lưới sang khu vực nông thôn vốn trước đây là thế mạnh tuyệt đối của Agribank. Do đó, trong tương lai Agribank cần nghiên cứu xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẻo, bám sát diễn biến thị trường, nhằm nâng cao khả năng huy động vốn cho toàn bộ hệ thống của Agribank”.
- Đơn giản hóa các thủ tục giao dịch:
“Thủ tục, hồ sơ đơn giản, nhanh gọn, chính xác sẽ tạo ra sự thoải mái, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, từ đó cũng có tác động đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng khi muốn thực hiện các giao dịch tài chính. Nếu thủ tục hành chính của ngân hàng q rườm rà, nhiêu khê, có q nhiều bước khơng cần thiết, khách hàng sẽ từ bỏ để lựa chọn một ngân hàng khác. Vì vậy đơn giản hóa thủ tục hành chính là điều mà toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như Agribank cần quyết tâm thực hiện. Các quy trình, thủ tục giao dịch cần lược giản, bỏ đi những bước khơng cần thiết, nhưng phải đảm bảo sự chính xác và bảo mật cho khách hàng cũng như cho chính ngân hàng. Ví dụ, như trong giao dịch chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, tại các phòng giao dịch cần lược bỏ việc bắt buộc phải điền đúng tên chi nhánh phát hành tài khoản; đó thủ tục khơng cần thiết, bởi mỗi một số tài khoản chỉ được cấp cho một người duy nhất, như vậy chỉ cần số tài khoản là có thể tra cứu rõ mọi thơng tin về khách hàng, đặc biệt khi ngày nay công nghệ thông tin đã rất phát triển”.
- “Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi huy động”:
“Có rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mỗi khách hàng lại có những
nhu cầu về sản phẩm dịch vụ khác nhau. Có người quan tâm về lãi suất khi gửi tiền, có người lại quan tâm về sự nhanh chóng tiện lợi khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Sinh viên thì cần sử dụng tài khoản thanh toán để nhận tiền từ phụ huynh gửi lên; người đi làm thì quan tâm tới các sản phẩm tiết kiệm, đặc biệt là các gói tiết kiệm linh hoạt gửi góp, người kinh doanh quan tâm tới các gói sản phẩm thanh tốn, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… Vì vậy Agribank cần nghiên cứu từng nhu cầu của các
nhóm khách hàng khác nhau để đưa ra các gói sản phẩm mới ngồi các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn truyền thống”.
5.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
“Thứ nhất, NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cần nâng cao hơn nữa vai trị
quản lý hệ thống ngân hàng của mình; điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả mềm dẻo theo sát diễn biến thị trường. Qua đó, ổn định thị trường tiền tệ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình đặc biệt là hoạt động huy động vốn. Các công cụ điều hành thị trường như lãi suất, tỷ giá cần được NHNN sử dụng bám sát với diễn biến thị trường, tôn trọng tự do thị trường tránh áp đặt quá mức cần thiết, tiến tới một thị trường tiền tệ tự do, cạnh tranh lành mạnh”.
“Thứ hai, NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cần đẩy mạnh hơn nữa chủ trương hạn chế thanh toán dùng tiền mặt, để một nguồn tiền lớn chảy qua hệ thống ngân hàng nhiều hơn. Để làm được điều đó, NHNN cần kết hợp với các ban ngành, các ngân hàng tuyên truyền sâu rộng hơn nữa những lợi ích mà thanh tốn phi tiền mặt mang lại; đồng thời cần nghiên cứu nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống thanh tốn mạng, để những hình thức thanh tốn phi tiền mặt thực sự mang lại những tiện ích khiến người dân bỏ dần thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn”.
“Thứ ba, hệ thống thanh tra giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
cần phải được đổi mới, hoàn thiện hơn nữa, đảm bảo sự chặt chẽ cơng bằng. Qua đó giúp các ngân hàng có cơ sở phát triển, cạnh tranh hồn thiện hơn”.
Tóm tắt chương 5
“Trong chương 5, tác giả nêu ra quan điểm và định hướng huy động vốn tiền
gửi của Agribank Lâm Đồng trong giai đoạn từ nay đến 2025, làm tiền đề cho những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi của chi nhánh. Từ những hạn chế và những nguyên nhân đã được phân tích tại chương 4, tác giả đề xuất một số giải pháp cho chi nhánh Agribank Lâm Đồng nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi. Đồng thời, tác giả cũng nêu thêm một số kiến nghị tới Agribank và
NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng nhằm đưa ra những giải pháp hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn tiền gửi của Agribank Lâm Đồng”.
KẾT LUẬN
“Trong thời đại tồn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới. Việc Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc thành lập cộng đồng kinh tế Asean (AEC) khiến cho thị trường tài chính Việt Nam vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt, sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Trước áp lực cạnh tranh đó, các NHTM Việt Nam phải có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đối đầu với những thử thách của cạnh tranh sắp tới, đồng thời cũng đón bắt những cơ hội vươn mình ra thị trường tài chính thế giới”.
“Qua phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Agribank Lâm Đồng, tác giả đã chỉ ra những kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong công tác huy động vốn tiền gửi của chi nhánh. Từ đó, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cho Agribank Lâm Đồng, một số kiến nghị cho các cơ quan chức năng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Agribank Lâm Đồng”.
“Do thời gian có hạn, cũng như sự hạn chế về chuyên môn của tác giả, nên
luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các quý Thầy, Cô, cùng các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank Lâm Đồng, 2016, Bảng cân đối chi tiết tài khoản kế toán.
2. Agribank Lâm Đồng, 2016, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
3. Agribank Lâm Đồng, 2017, Bảng cân đối chi tiết tài khoản kế toán.
4. Agribank Lâm Đồng, 2017, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
5. Agribank Lâm Đồng, 2018, Bảng cân đối chi tiết tài khoản kế toán.
6. Agribank Lâm Đồng, 2018, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.
7. Đường Thị Thanh Hải, 2014. Nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tạp chí Tài
chính, số 5, trang 3-8.
8. Nguyễn Hồng Yến và Vũ Kim Thanh, 2017. Nâng cao hiệu quả hoạt động
huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tạp chí Cơng Thương, số 5,
trang 9-14.
9. Nguyễn Minh Kiều, 2013. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện
đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
10. Nguyễn Thị Mùi và Trần Cảnh Tồn, 2011. Giáo trình Quản trị Ngân hàng
thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
11. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thống kê.
12. Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Quốc hội, 2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức Tín
dụng. Hà Nội.
14. Tơ Ngọc Hưng, 2014. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất
bản Dân Trí.
15. Trịnh Thế Cường, 2014. Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn của Agribank, Tạp chí Tài chính, số 8, trang 13-19.