CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội địa lý tỉnh Lâm Đồng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
“Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, nằm trên địa bàn khu vực Nam Tây Nguyên, là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn: Đồng Nai, Sêrêpốc, sông Lũy, sông Cái Phan Rang. Về địa giới hành chính, Lâm Đồng tiếp giáp với các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Đắc Nơng ở phía Tây và Tây Nam; tiếp giáp với Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận ở phía Đơng và Đơng Nam; tiếp giáp với Đắc Lắc ở phía Bắc. Với vị trí này Lâm Đồng có thuận lợi về mở rộng giao lưu với khu vực miền Đông Nam bộ, khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, là vùng năng động nhất về kinh tế của cả nước. Đồng thời Lâm Đồng cũng có nhiều điều kiện cho việc tăng cường liên kết với các tỉnh duyên hải Miền Trung về du lịch và các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
“Kinh tế - xã hội trong những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tình hình thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng tích cực và khởi sắc; các chương trình hành động của Chính phủ, các ngành, các cấp đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lạc quan đầu tư sản xuất kinh doanh; các hoạt động cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, rà soát và kêu gọi các dự án đầu tư; chương trình ứng dụng nơng nghiệp cơng nghệ cao; việc quảng bá và xúc tiến các sản phẩm chủ lực của địa phương để từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng để chủ động hội nhập; thị trường trong và ngoài nước tiếp tục được đẩy mạnh và tạo tiền đề cho phát triển trong thời gian tới”.
“Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội Lâm Đồng vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; giá một số nông sản xuống thấp, đặc biệt là sản phẩm hồ tiêu, cà phê nhân; hiện tượng rau, củ, quả Trung Quốc nhập giả tên sản phẩm Đà Lạt đã ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu nông sản Đà Lạt với người tiêu dùng; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản không ổn định; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, tình hình vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp. Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn cịn nhiều khó khăn; các tệ nạn xã hội ngăn chặn chưa hiệu quả; tình hình an ninh trật tự để đảm bảo cho các hoạt động phát triển du lịch vẫn còn diễn biến phức tạp.
“Ngay từ đầu năm các địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình,
tăng cường giữ vững và ổn định tình hình an ninh chính trị, kinh tế - xã hội, chất lượng tăng trưởng kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể, nền kinh tế tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá so với khu vực và cả nước, đang hịa nhập sâu rộng và thích nghi dần với thị trường quốc tế và khu vực.