Đơn vị tính: người
(Nguồn: phịng TCCB - BHXH Đồng Nai)
Nội dung chỉ tiêu
Số liệu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số 465 100 468 100 464 100 454 100
1. Cơ cấu theo giới tính
Lao động nam 179 38.50 175 37.39 171 36.85 167 36.78 Lao động nữ 286 61.50 293 62.61 293 63.15 287 63.22
2. Cơ cấu theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi 128 27.53 96 20.51 84 18.10 53 11.67 Từ 30 đến 50 tuổi 305 65.59 337 72.01 348 75.00 366 80.62
Trên 50 tuổi 32 6.88 35 7.48 32 6.90 35 7.71
3. Cơ cấu theo trình độ
Trên đại học 15 3.23 21 4.49 25 5.39 24 5.29
Đại học 407 87.53 404 86.33 400 86.21 393 86.56
Cao đẳng 7 1.51 7 1.50 5 1.08 6 1.32
Trung cấp 9 1.94 9 1.92 8 1.72 6 1.32
Thứ nhất, cơ cấu người lao động theo giới tính:
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.2 cho thấy cơ cấu lao động nữ của Ngành tăng đều trong những năm gần đây, còn cơ cấu lao động nam lại giảm; nếu năm 2015 số lượng lao động nam là 179 người chiếm tỷ lệ 38.50%, nữ là 286 người chiếm tỷ lệ 61.50% thì tính đến năm 2018 số lượng lao động nam là 167 người chiếm tỷ lệ 36.78%, nữ là 287 người chiếm tỷ lệ 63.22%, tỷ lệ lao động nam giảm do xin nghỉ ra làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chiếm đa số. Số lượng lao động nữ nhiều hơn so với nam khiến BHXH tỉnh gặp khó khăn đối với những nhiệm vụ đòi hỏi sự vận động với cường độ cao như khai thác và đôn đốc thu nợ, mở rộng phát triển đối tượng, nhất là đối với các địa phương có diện tích rộng, điều kiện giao thơng đi lại khó khăn.
Cơ cấu lao động nữ cao gấp 1.72 lần so với cơ cấu lao động nam cho thấy sự mất cân đối giới tính tại BHXH tỉnh Đồng Nai khá lớn, đây cũng là tình hình chung của các cơ quan nhà nước trên địa bàn. Sự mất cân đối này sẽ đem đến nhiều bất lợi trong công tác; đặc biệt hiện nay khi Ngành đang thực hiện BHYT toàn dân, tăng cường khai thác đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi người lao động cần phải thường xuyên đi công tác, làm thêm giờ…
Thứ hai, cơ cấu người lao động theo độ tuổi:
Theo số liệu thống kê tại bảng 2.2 cho thấy, tính đến 31/12/2018 người lao động của Ngành nằm trong độ tuổi từ 30 - 50 khá cao với 366 người chiếm tỷ lệ 80.62% trong tổng số người lao động của Ngành; trong khi đó nhân lực nằm trong độ tuổi từ 30 trở xuống lại chiếm tỷ lệ thấp, với 53 người chỉ đạt 11.67 % trong tổng số người lao động của Ngành. Sự chênh lệch lớn trong khoảng cách độ tuổi như trên làm thiếu hụt nhân lực kế thừa.
Thứ ba, cơ cấu người lao động theo trình độ chun mơn nghiệp vụ
Qua số liệu thống kê tại bảng số 2.2 cho thấy, năm 2015, số lượng người lao động có trình độ sau đại học là 15 người, chiếm tỷ lệ 3.23%; trình độ đại học là 407 người chiếm tỷ lệ 87.53%; trình độ cao đẳng là 07 người, chiếm tỷ lệ 1.51%; trình độ trung cấp là 09 người chiếm tỷ lệ 1.94%, chưa qua đào tạo là 27 người chiếm tỷ lệ
5.79%. Đến năm 2018, người lao động của BHXH tỉnh Đồng Nai có 454 người, trong đó trình độ sau đại học là 24 người chiếm tỷ lệ 5.29% cao gấp 1,64 lần so với năm 2015; trình độ đại học 393 người chiếm tỷ lệ 86.56%; trình độ cao đẳng giảm cịn 6 người chiếm tỷ lệ 1.32 %; trình độ trung cấp giảm cịn 6 người chiếm tỷ lệ 1.32% trên tổng số người lao động của BHXH tỉnh Đồng Nai. Qua đó cho thấy trình độ của người lao động tại BHXH tỉnh ngày càng được nâng cao.
Cơ cấu người lao động theo trình độ chun mơn nghiệp vụ cho thấy năm 2018 số lượng người lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm đa số với 417 người đạt 91.85 % trong tổng số người lao động; số lượng người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ thấp với 12 người đạt tỷ lệ 2.64 %, đây chủ yếu là người lao động lớn tuổi, có thâm niên công tác cao; số lượng người chưa qua đào tạo là 25 người chiếm tỷ lệ 5.51 % là lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ làm công tác bảo vệ, phục vụ. Qua đó, cho thấy trình độ của người lao động tại BHXH tỉnh tương đối đồng đều, đạt chuẩn cán bộ theo quy định. Tuy nhiên, người lao động vẫn cần tích cực nâng cao trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục vụ chu đáo cho người dân, doanh nghiệp.
2.2 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Mô tả tổng thể nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu:
Tác giả thực hiện khảo sát tổng thể tất cả người lao động thuộc khối Văn phòng BHXH tỉnh Đồng Nai gồm 203 người. Từ kết quả thu được ở nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phát 203 phiếu khảo sát, và thu về được 200 phiếu hợp lệ, khơng có phiếu khơng hợp lệ. Sau đó, tác giả đưa 200 phiếu khảo sát vào mã hóa dữ liệu, đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả.
Bảng câu hỏi khảo sát:
Bảng câu hỏi khảo sát được kế thừa từ các nghiên cứu về tạo động lực làm việc đồng thời thông qua thảo luận nhóm (Xem thêm phụ lục 02,03). Kết quả thu
được gồm 08 nhân tố và 33 yếu tố. Chi tiết tổng thể khảo sát được thể hiện như sau: