.9 Thống kê mô tả nhân tố đào tạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 53 - 54)

(Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Theo khảo sát tại bảng 2.9 cho thấy nhân tố “đào tạo và thăng tiến” được người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai đánh giá đạt 2.99 điểm, đây là mức điểm nằm trong ngưỡng trung bình của thang đo 5 bậc của Liker. Cho thấy công tác đào tạo thăng tiến tại BHXH tỉnh thời gian qua không đem lại hiệu quả tạo động lực làm việc cho người lao động.

Từ số liệu bảng 2.9 cho thấy tất cả các yếu tố của nhân tố này đều có giá trị trung bình thấp dưới 3.4 điểm, trong đó yếu tố DTTT3 có giá trị trung bình thấp nhất là 2.46 điểm nằm trong mức tác động xấu của thang đo Liker. Điều này cho thấy người lao động khơng hài lịng về cơ chế khuyến khích học tập của cơ quan.

Tiêu chí Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nhân tố đào tạo và thăng tiến

(DTTT) 2.99 .71

Anh (Chị) có cơ hội thăng tiến

trong công việc (DTTT1) 200 2 5 3.18 .553

Anh (Chị) nhận thấy chính sách thăng tiến của cơ quan công bằng, minh bạch (DTTT2)

200 2 5 3.25 .691

Anh (Chị) được cơ quan hỗ trợ, khuyến khích tự nâng cao trình độ (DTTT3)

200 1 5 2.46 .884

Cơ quan Anh (Chị) có kế hoạch đào

tạo rõ ràng, cụ thể (DTTT4) 200 2 5 3.21 .644

Anh (Chị) thường xuyên được cơ quan cử đi đào tạo, cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ (DTTT5)

200 2 5 2.93 .743

Anh (Chị) thường xuyên được cơ quan cử đi đào tạo, cập nhật kiến thức về trình độ lý luận chính trị (DTTT6)

Thực tế, tại BHXH tỉnh hiện nay khơng có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ người lao động tự học nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Các yếu tố DTTT4, DTTT5, DTTT6 có giá trị trung bình giảm dần theo thứ tự lần lượt là 3.21, 2.93, 2.92 đều nằm trong ngưỡng trung bình của thang đo Liker, cho thấy cơng tác đào tạo không mang lại động lực làm việc cho người lao động. Thời gian qua, việc đào tạo tại BHXH tỉnh chủ yếu tập trung vào các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn; đào tạo dài hạn chưa được quan tâm nhiều, trong đó đào tạo dài hạn về trình độ lý luận chính trị lại chiếm ưu thế hơn đào tạo dài hạn về chuyên môn. Đào tạo dài hạn về chuyên môn rất hiếm và chỉ tập trung ở viên chức quản lý, khơng có trường hợp viên chức thừa hành hoặc LĐHĐ nào được duyệt đi đào tạo dài hạn về chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 53 - 54)