.19 Xếp loại thứ tự ưu tiên các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 67 - 155)

STT Các nhân tố Giá trị trung bình Xếp loại thứ tự ưu tiên

1 Văn hóa tổ chức 3.76 1

2 Lãnh đạo 3.65 2

3 Điều kiện làm việc 3.62 3

4 Đồng nghiệp 3.51 4

5 Tính chất cơng việc 3.43 5

6 Thu nhập và phúc lợi 3.14 6

7 Khen thưởng và kỷ luật 3.12 7

8 Đào tạo và thăng tiến 2.99 8

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Theo kết quả bảng 2.19 cho thấy rằng mức độ đánh giá của người lao động tại BHXH tỉnh về 08 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ đều trên mức trung bình của thang đo Likert (05 mức), nhân tố đạt điểm cao nhất là văn hóa tổ chức đạt 3.76 điểm, thấp nhất với 2.99 điểm là nhân tố đào tạo và thăng tiến.

2.3.1 Ưu điểm

Thời gian qua, công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai đạt được những thành quả nhất định, góp phần nâng cao động lực làm việc của người lao động, giúp tăng năng suất lao động được thể hiện cụ thể:

- BHXH tỉnh Đồng Nai đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ, xây dựng cho mình văn hóa tổ chức riêng biệt, giúp người lao động xác định rõ ràng về sứ mạng của tổ chức. Qua đó, xây dựng lịng tự hào về cơng việc cũng như mong muốn cống hiến lâu dài cho sự nghiệp BHXH.

- Có chiến lược, mục tiêu phát triển rõ ràng theo đúng định hướng của cấp trên, từ đó giúp người lao động có định hướng phát triển bản thân rõ ràng.

- Người lãnh đạo có tâm, có tài nên nhận được sự tơn trọng và tin tưởng từ phần lớn người lao động.

- Đã trang bị phương tiện làm việc tương đối hiện đại, mơi trường trong lành, sạch sẽ, thống mát giúp cải thiện tâm trạng người lao động.

- Bầu khơng khí làm việc được duy trì với khơng khí thoải mái, lãnh đạo quan tâm, đồng nghiệp chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống giúp nâng cao động lực làm việc của người lao động.

- Đồng nghiệp trong cơ quan có sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc, quan tâm lẫn nhau trong cuộc sống.

- BHXH đảm bảo chi trả đầy đủ các loại phụ cấp, phúc lợi theo đúng quy định, đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ cho người lao động công tác tại BHXH.

- Thực hiện công tác khen thưởng kỷ luật, đào tạo thăng tiến, chế độ phúc lợi theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Giai đoạn 2016 - 2017 phối hợp với Trường chính trị tỉnh Đồng Nai mở được hai lớp đào tạo chương trình quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính, giúp người lao động bổ sung kịp thời điều kiện để dự thi nâng ngạch chuyên viên và chuyên viên chính, tạo sự phấn khởi trong người lao động.

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, BHXH tỉnh vẫn chưa tạo được động lực làm việc cao cho người lao động:

- Nội dung của văn hóa tổ chức khơng được thường xuyên truyền thông đến người lao động trong tổ chức.

- Một số lãnh đạo chưa khéo trong cư xử, thiên vị trong công việc gây tâm lý bất mãn trong người lao động.

- Môi trường làm việc còn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì mức độ độc hại không được xác định và kiểm sốt theo đúng quy định, khơng tạo được sự yên tâm công tác cho người lao động.

- Thời gian bị kiểm soát chặt chẽ gây sự gị bó cho người lao động làm giảm động lực làm việc.

- Một số người lao động không tin tưởng đồng nghiệp của mình gây mất đồn kết nội bộ.

- Cơng việc khơng khuyến khích sự sáng tạo của người lao động, lập đi lập lại dễ gây tâm lý chủ quan, nhàm chán.

- Phúc lợi chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động, nhiều loại phúc lợi còn mang tính hình thức chưa sát với nhu cầu thực tế, quyền lợi người lao động chưa được phát huy tối ưu, không tạo được sự yên tâm cho người lao động khi công tác.

- Khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời, có lúc chưa đúng đối tượng, mức khen thưởng chưa đủ kích thích động lực làm việc của người lao động, cũng như hình thức kỷ luật chưa đủ để răn đe tạo tâm lý ỷ lại. Một vài lãnh đạo chưa khéo léo, tế nhị khi khiển trách hay khen thưởng người lao động dưới quyền.

- Công tác đào tạo và thăng tiến chưa đạt hiệu quả, việc cử người đi học chỉ tập trung vào một số đối tượng thể hiện sự thiên vị của lãnh đạo, dẫn đến tâm lý tiêu cực trong những người lao động cịn lại gây mất đồn kết nội bộ.

- Điều kiện quy hoạch và bổ nhiệm còn thiên nhiều về yếu tố tuổi tác và thâm niên công tác làm giảm động lực phấn đấu của người lao động trẻ.

2.3.3 Nguyên nhân

Các nguyên nhân chủ yếu khiến việc tạo động lực làm việc cho người lao động tại BHXH tỉnh không hiệu quả:

- Văn hóa tổ chức

+ Chưa có tiêu chuẩn, phương tiện giúp người dân, doanh nghiệp đánh giá thái độ phục vụ của người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai.

+ Chưa xây dựng chương trình truyền thơng về văn hóa tổ chức.

+ Một bộ phận người lao động chưa nhận thức đúng giá trị văn hóa tổ chức.

- Lãnh đạo

+ Lãnh đạo chỉ đạo cơng việc độc đốn, theo ý kiến chủ quan của mình. + Lãnh đạo yếu về kỹ năng mềm như: năng lực quản lý, kỹ năng giao tiếp.

- Điều kiện làm việc

+ Thời gian làm việc cố định, gị bó, quản lý thời gian làm việc mà không quản lý hiệu quả công việc.

+ Không thực hiện đo lường mức độ độc hại môi trường làm việc theo đúng quy định.

- Đồng nghiệp

+ Một số cá nhân có tính cách, lối sống khơng hịa nhập với tập thể, chia bè phái gây mất đoàn kết trong cơ quan.

- Tính chất cơng việc

+ Một số vị trí người lao động chưa được bố trí đúng chun mơn. + Công việc lập đi, lập lại dễ gây nhàm chán.

- Thu nhập và phúc lợi

+ Thu nhập thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu của đại đa số người lao động. + Thu nhập tăng thêm cũng như tiền lương đều phụ thuộc nhiều vào yếu tố thâm niên cơng tác, làm giảm ý chí phấn đấu của người trẻ.

+ Phúc lợi của người lao động không nhiều, và cách chi trả chưa phù hợp.

- Khen thưởng và kỷ luật

+ Giá trị vật chất của việc khen thưởng không cao. + Khen thưởng và kỷ luật chưa kịp thời.

+ Chưa có hệ thống đánh giá hiệu quả cơng việc. + Quy trình khen thưởng phức tạp và nhiều thủ tục.

+ Việc xếp loại cuối năm dù được thông qua tập thể nhưng quyết định cuối cùng vẫn là của Giám đốc BHXH tỉnh theo sự đề xuất của Trưởng các phòng nghiệp vụ đối với người lao động trong phịng mình, nên đơi lúc chưa cơng bằng.

- Đào tạo và thăng tiến

+ Việc đào tạo chủ yếu tập trung vào đối tượng lãnh đạo và viên chức được quy hoạch tạo ra sự thiếu công bằng trong chính sách đào tạo.

+ Chưa chú trọng đào tạo kỹ năng mềm.

+ Việc quy hoạch, bổ nhiệm còn quá xem trọng yếu tố tuổi tác và thâm niên công tác, chưa tạo cơ hội cho đội ngũ viên chức trẻ phát triển.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã giới thiệu về BHXH tỉnh Đồng Nai với các thơng tin: lịch sử hình thành và phát triển, sơ đồ tổ chức, cơ cấu và đặc điểm nhân sự. Đồng thời, thông qua kết quả khảo sát và phương pháp thống kê mơ tả để phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến động lực làm việc của người lao động tại BHXH tỉnh. Qua đó, đánh giá chung công tác tạo động lực làm việc tại BHXH tỉnh thời gian qua. Những hạn chế cũng như nguyên nhân các nhân tố tạo động lực làm việc chưa đạt hiệu quả được trình bày ở chương 2 là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BHXH TỈNH ĐỒNG NAI

3.1 Phương hướng phát triển của BHXH tỉnh Đồng Nai đến năm 2025

Phát triển BHXH Đồng Nai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Phát triển công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhằm tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ BHXH, quỹ BHYT nhằm bảo đảm quỹ BHXH cân đối trong dài hạn, quỹ BHYT cân đối hàng năm.

Hồn thiện hạ tầng cơng nghệ thơng tin. Xây dựng hệ thống trụ sở làm việc khang trang, hiện đại, thuận lợi cho giao dịch và phục vụ; đảm bảo yêu cầu về quy mô và công năng sử dụng lâu dài.

Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành mục tiêu xây dựng bộ máy BHXH Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả:

- Năm 2019, thực hiện sắp xếp lại cơ cấu tổ chức thuộc BHXH tỉnh. Trong đó, giảm 01 đầu mối cấp phòng, cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh sẽ bao gồm 10 phòng: Chế độ BHXH, Giám định BHYT, Quản lý Thu, Truyền thông và Phát triển đối tượng, Cấp sổ thẻ, Tổ chức cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra - Kiểm tra, Công nghệ thông tin, Văn phịng. Đồng thời, sáp nhập BHXH thành phố Biên Hồ vào BHXH tỉnh, giảm số lượng BHXH các thành phố, huyện xuống còn 10 đơn vị.

- Đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế so với tổng biên chế được giao của BHXH tỉnh Đồng Nai năm 2015.

- Giai đoạn 2021- 2025 tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị trực thuộc tại BHXH cấp tỉnh: giảm thêm 01 đầu mối cấp phòng của BHXH cấp tỉnh.

3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp

Để giải pháp đề xuất mang tính khả thi và đáp ứng được nhu cầu của người lao động tại BHXH tỉnh. Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu về giải pháp nâng cao

động lực làm việc của người lao động (xem thêm phụ lục 06), kết quả được tổng kết như sau:

- Văn hóa tổ chức

+ Áp dụng bảng đánh giá quy tắc ứng xử tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính.

+ Xây dựng văn hóa BHXH tỉnh Đồng Nai với những đặc trưng riêng biệt, kết nối người lao động trong cơ quan với nhau.

+ Thực hiện truyền thơng văn hóa tổ chức và hướng dẫn hòa nhập cho người lao động mới.

- Lãnh đạo

+ Lãnh đạo thường xuyên học hỏi nâng cao năng lực cá nhân, bổ sung những kỹ năng mềm như năng lực quản lý, tâm lý lao động, kỹ năng ứng xử...

+ Thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư tình cảm, hồn cảnh của người lao động để giúp đỡ kịp thời.

- Điều kiện làm việc

+ Trang bị đầy đủ, kịp thời sửa chữa trang thiết bị làm việc hư hỏng. + Thực hiện đo lường mức độ độc hại tại nơi làm việc theo quy định. + Xây dựng môi trường làm việc thân thiện.

- Đồng nghiệp

+ Thành lập các câu lạc bộ chuyên môn, ngoại ngữ, thể thao để tăng sự gắn kết các thành viên trong tập thể.

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu tập thể.

- Tính chất cơng việc

+ Tuyển dụng đúng người đúng việc.

+ Xây dựng bảng mô tả cơng việc cho từng vị trí việc làm. + Cơng bằng, nghiêm túc trong việc xét sáng kiến kinh nghiệm.

- Thu nhập và phúc lợi

+ Cần có báo cáo chi tiết cụ thể về việc sử dụng kinh phí phúc lợi; có kế hoạch chi tiết việc sử dụng quỹ phúc lợi, cân đối quỹ hằng năm.

+ Cần lấy ý kiến của người lao động trong việc lựa chọn nhà thầu, chất liệu vải may đồng phục cơ quan.

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính cân đối ngân sách, tiết kiệm các khoản chi không cần thiết để tăng quỹ phúc lợi.

- Khen thưởng và kỷ luật

+ Việc khen thưởng, kỷ luật cần được thực hiện kịp thời hơn, để phát huy được tác dụng động viên cũng như răn đe của khen thưởng và kỷ luật.

+ Cơng khai rõ ràng các tiêu chí đánh giá người lao động, đánh giá theo hiệu quả công việc chứ không phải con người.

+ Đề xuất BHXH Việt Nam tăng mức tiền khen thưởng.

+ Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo từng chức danh, công việc cụ thể.

- Đào tạo và thăng tiến

+ Công khai kế hoạch đào tạo cụ thể từng năm, trong đó nêu rõ chỉ tiêu, điều

kiện được đào tạo để người lao động phấn đấu.

+ Đề xuất với BHXH Việt Nam cho mở các lớp đào tạo chính trị, các lớp kỹ năng mềm, đào tạo cho người lao động mới vào cơ quan.

+ Hỗ trợ một phần kinh phí cũng như thời gian cho các cá nhân tự học tập nâng cao trình độ để phục vụ tốt hơn cho cơng việc.

+ Thay đổi một số tiêu chí trong quy hoạch, bổ nhiệm ví dụ tiêu chí về tuổi đời và thâm niên công tác.

3.3 Giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai Đồng Nai

Trên cơ sở phương hướng phát triển của BHXH tỉnh Đồng Nai, cùng những thực trạng được phân tích tại chương 2, ý kiến tác giả thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Tác giả tổng hợp và đề xuất một số giải pháp như sau:

3.3.1 Giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai thơng qua nhân tố “văn hóa tổ chức” BHXH tỉnh Đồng Nai thơng qua nhân tố “văn hóa tổ chức”

BHXH là một trong những trụ cột trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Mỗi người lao động luôn tự hào được phục vụ cho Ngành, cho nhân dân. Để tăng hiệu quả tạo động lực làm việc cho người lao động thơng qua nhân tố “văn hóa tổ chức”, tác giả đề xuất với lãnh đạo BHXH tỉnh Đồng Nai một số ý kiến như sau:

- Áp dụng bảng đánh giá quy tắc ứng xử tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính để người dân và đơn vị đến liên hệ công tác thuận tiện trong việc đánh giá thái độ, tác phong làm việc của người lao động bộ phận này. Từ đó, rút kinh nghiệm và có những thay đổi thích hợp hơn, góp phần xây dựng hình ảnh người lao động BHXH tỉnh Đồng Nai chuyên nghiệp, hiện đại...tạo ấn tượng tốt với nhân dân và đơn vị đến giao dịch.

- Phải giữ uy tín của tập thể trong lịng nhân dân bằng cách thực hiện tốt nhất việc giải quyết các chế độ chính sách kịp thời, đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân và đơn vị liên hệ cơng tác.

- Xây dựng văn hóa tổ chức riêng biệt bằng việc kết nối, gắn kết các thành viên trong cơ quan từ công việc chung cũng như những hoạt động tập thể, giao lưu thể thao, văn nghệ, cuộc thi tài năng, thanh lịch...

- Xây dựng chương trình truyền thơng về truyền thống, văn hóa của cơ quan thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong cơ quan; chương trình hướng dẫn hịa nhập cho người mới, giúp họ nhanh chóng hịa nhập với mọi người.

Điều kiện áp dụng:

- Được tập thể cơ quan thống nhất, thơng qua đồng thời nhiệt tình tham gia. - Lãnh đạo nhận thức rõ văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến lịng trung thành và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 67 - 155)