.12 Số lượt người lao động tham gia đào tạo chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 56 - 58)

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng

Cao cấp, cử nhân lý luận

chính trị 2 2 2 8 14

Trung cấp lý luận chính trị 6 4 5 16 31

Tổng cộng 8 6 7 24 45

(Nguồn: phòng TCCB - BHXH tỉnh Đồng Nai)

Theo thống kê tại bảng 2.12, từ năm 2015 - 2018 số lượt lao động được cử đi đào tạo về trình độ lý luận chính trị tăng đều, cụ thể năm 2015: 06 người; 2016: 07 người; 2017: 08 người; 2018: 24 người. Nhưng số lượt lao động được đào tạo về trình độ chính trị thấp hơn nhiều so với đào tạo khác. Việc học tập lý luận chính trị sẽ tạo cho người lao động bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng. Đồng thời, trình độ lý luận chính trị là một trong những tiêu chí cần thiết để bổ nhiệm chức vụ quản lý. Tất cả người lao động được đào tạo về chính trị đều thuộc diện quy hoạch, người lao động không trong biên chế, không trong diện quy hoạch thì khơng được đào tạo về chính trị dẫn đến tâm lý chán nản do khơng có cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Việc bổ nhiệm viên chức quản lý được thực hiện theo Quyết định số 1809/QĐ-BHXH ngày 11/10/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và cơng tác cơng chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng tại các đơn vị trực thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; viên chức quản lý thực hiện nhiệm vụ theo nhiệm kỳ 5 năm, việc bổ nhiệm dựa theo nhiều tiêu chí như thâm niên cơng tác, bằng cấp, trình độ chính trị, năng lực công tác...và bổ nhiệm theo thứ bậc, danh sách quy hoạch. Việc quy hoạch cán bộ lại chỉ áp dụng cho người lao động trong biên chế; lao động hợp đồng tạm tuyển không được quy hoạch. Đồng thời, việc quy hoạch các chức danh diễn ra theo thứ bậc, chuyên viên chỉ được quy hoạch chức danh Phó Trưởng phịng và tương đương, Phó Trưởng phịng và tương đương mới được quy hoạch chức danh Trưởng phòng và tương

đương. Cơ hội thăng tiến nhanh cho người lao động mới có năng lực cao là gần như khơng có, làm giảm động lực phấn đấu của họ.

Nguyên nhân khiến nhân tố “đào tạo và thăng tiến” không tạo động lực tốt cho người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai:

Thứ nhất là việc cử người đi đào tạo: lãnh đạo chọn người đi đào tạo khơng theo tiêu chí thống nhất, rõ ràng, khơng cơng khai. Việc đào tạo tập trung vào một số đối tượng như viên chức quản lý, kế toán trưởng, người lao động được lãnh đạo quan tâm dẫn đến tâm lý bất công trong một số cá nhân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến động lực làm việc của người lao động, gây mất đoàn kết nội bộ.

Thứ hai, tại BHXH tỉnh Đồng Nai chưa có cơ chế hỗ trợ người lao động tự nâng cao trình độ chun mơn. Phần lớn những người lao động có nhu cầu nâng cao trình độ đều phải tự túc đi học, tự chủ động về kinh phí cũng như thời gian học tập mà khơng có sự hỗ trợ từ cơ quan, và phải cam kết việc học không ảnh hưởng đến công việc. Tuy nhiên, hiện nay khối lượng công việc tại tất cả các khâu đều ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, dẫn đến việc các cá nhân e ngại việc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, làm giảm mặt bằng trình độ chun mơn tại BHXH tỉnh Đồng Nai.

Thứ ba, việc đào tạo cho người lao động mới vào Ngành không được tổ chức thường xuyên. Đồng thời, tại đây các chức danh cơng việc cũng khơng có bảng mơ tả cơng việc cụ thể, việc hướng dẫn nghiệp vụ cho người mới gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tâm lý chán nản của họ khi không được hướng dẫn bài bản, việc tiếp nhận cơng việc sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian.

Cuối cùng, cơ hội thăng tiến trong công việc khơng cao, dù có năng lực cũng phải đi theo quy trình thăng tiến. Người lao động khơng trong biên chế không được đào tạo cũng như không được quy hoạch. Việc xét cử người đi đào tạo hay quy hoạch còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tuổi tác, thâm niên công tác, các mối quan hệ... tạo ra sự bất công trong người lao động gây ra bất mãn, giảm sự đồn kết, gắn bó trong cơ quan.

2.2.3.5 Nhân tố “khen thưởng và kỷ luật”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 56 - 58)