.14 Tình hình khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 59 - 61)

(Đơn vị tính: đồng)

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Khen thưởng thường xuyên 647,130,000 678,310,000 511,940,000 533,000,00 Khen thưởng đột xuất 361,265,000 307,020,000 396,180,000 299,300,000 Tổng cộng 1,008,395,000 986,020,000 908,120,000 832,300,000 (Nguồn: phòng KH -TC - BHXH tỉnh Đồng Nai)

Theo thống kê tại bảng 2.14, số tiền thực tế khen thưởng tại BHXH tỉnh Đồng Nai hằng năm giảm dần, cụ thể: năm 2015: 1,008,395,000 đồng; 2016: 986,020,00 đồng; 2017: 908,120,000 đồng; 2018: 832,300,000 đồng. Tiền lương cơ bản tăng đều trong giai đoạn 2015 - 2018 nhưng tổng tiền thưởng lại giảm cho thấy số lượng khen thưởng hàng năm đều giảm, công tác khen thưởng không tạo được động lực cho người lao động.

Khen thưởng thường xuyên là khen thưởng vào cuối năm, các cá nhân được xếp loại theo 04 mức: khơng hồn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ và hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, sau đó tùy theo thành tích mà xét khen thưởng. Khen thưởng được chia ra làm hai loại danh hiệu và thành tích.

Danh hiệu bao gồm: lao động tiên tiến (hoàn thành tốt nhiệm vụ), chiến sỹ thi đua (lao động tiên tiến có sáng kiến cấp cơ sở, 15% /tổng số lao động tiên tiến).

Thành tích: giấy khen của BHXH tỉnh (15%/ tổng số lao động tiên tiến), bằng khen của BHXH Việt Nam, bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai (hai năm

liền đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 sáng kiến cấp cơ sở).

Tiền thưởng được chi theo quy định của BHXH Việt Nam, được tính dựa trên mức lương cơ sở cụ thể: lao động tiên tiến: 0.3 lần tháng lương tối thiểu chung; chiến sỹ thi đua: 1 tháng lương tối thiểu chung; giấy khen: 0.3 lần tháng lương tối thiểu chung; bằng khen: 1 tháng lương tối thiểu chung.

Khen thưởng đột xuất: tùy vào tình hình thực hiện cơng việc, tiền khen thưởng trích từ quỹ phúc lợi và thực hiện theo tham mưu của phịng TCCB.

Mục đích của việc khen thưởng là để tạo động lực làm việc, đồng thời để biểu dương những cá nhân xuất sắc, khuyến khích họ tiếp tục phát huy và là mục tiêu cho những người chưa được khen thưởng phấn đấu. Tuy nhiên, thực tế thời

gian qua chính sách này không mang lại hiệu quả tạo động lực làm việc tại BHXH tỉnh.

Từ năm 2015 - 2018 tại BHXH tỉnh có 02 trường hợp bị kỷ luật cách chức, 01 trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo do vi phạm nguyên tắc tài chính; 01 trường hợp bị kỷ luật khiển trách vì vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình (nguồn: phịng

TCCB). Việc xử lý kỷ luật tại BHXH tỉnh chưa được thực hiện kịp thời, việc kỷ luật

được diễn ra sau khi sai phạm xảy ra khá lâu làm giảm tính răn đe của xử lý kỷ luật.

Nguyên nhân khiến nhân tố “khen thưởng và kỷ luật” không tạo động lực tốt cho người lao động tại BHXH tỉnh Đồng Nai:

Việc xếp loại cuối năm tại BHXH tỉnh Đồng Nai được tiến hành từ dưới lên, người lao động tự nhận xét đánh giá, sau đó tập thể phòng sẽ họp đánh giá và Trưởng phòng quyết định xếp loại đối với người lao động dưới quyền; Trưởng phịng và tương đương, Phó Giám đốc BHXH tỉnh do Giám đốc BHXH tỉnh quyết định; Giám đốc BHXH tỉnh do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xếp loại. Việc xếp loại cịn mang tính cào bằng, cả nể, định kiến, xếp loại theo con người chứ không phải hiệu quả công việc nên vẫn chưa tạo nên sự công bằng, gây tâm lý bất mãn hoặc ỷ lại, triệt tiêu động lực làm việc của người lao động.

Số lượng sáng kiến qua các năm đều rất cao, tổng số sáng kiến qua các năm từ 2015 - 2018 theo tứ tự lần lượt là: 172, 205, 192, 206 sáng kiến (nguồn: phòng

TCCB), đây là điều kiện thuận lợi đối với việc xét khen thưởng cho người lao động.

Nhưng thực tế việc xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm tại BHXH tỉnh dù trải qua đầy đủ các bước theo yêu cầu nhưng chất lượng chưa cao, mang tính chủ quan, việc theo dõi, kiểm tra sự hiệu quả của các sáng kiến sau khi được xét cũng không được quan tâm thực hiện, sáng kiến khơng có chất lượng, khơng có tính khả thi, phần lớn chỉ mang tính hình thức, đối phó đủ điều kiện để khen thưởng.

Việc khen thưởng không phản ánh đúng thực chất kết quả công việc của người lao động, khen không đúng người, không đúng việc, tạo tâm lý tiêu cực trong nội bộ cơ quan.

Hiện nay, BHXH tỉnh Đồng Nai vẫn chưa xây dựng được hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của từng cá nhân gắn với từng vị trí việc làm, tiêu chí đánh giá khơng rõ ràng, chung chung, khơng có tiêu chí chi tiết, cụ thể theo yêu cầu công việc nên việc đánh giá cịn thiên về cảm tính, một số đối tượng được ưu ái, cấp trên khơng nhìn rõ thực lực của cấp dưới, từ đó khơng kịp thời động viên, khen thưởng.

Việc công nhận thành tích của người lao động diễn ra theo trình tự, trải qua nhiều bước như: đánh giá, bình bầu, đề nghị, báo cáo thành tích...dẫn đến khen thưởng thường không kịp thời, giảm ý nghĩa của việc khen thưởng, đồng thời làm giảm động lực phấn đấu của người lao động. Tương tự vấn đề kỷ luật cũng không được thực hiện ngay khi vi phạm xảy ra làm mất đi bản chất răn đe của kỷ luật.

2.2.3.6 Nhân tố “lãnh đạo”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 59 - 61)