Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam – trung tâm thẻ hồ chí minh (Trang 42)

3.2.1.1.2 .Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ

3.2.1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng

3.2.1.2.1. Khái niệm

- Rủi ro tín dụng: “là rủi ro do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có

thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” được định nghĩa tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Thơng tư 08/2017/TT- NHNN.

- Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ: là một trong số các rủi ro

trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, xảy ra tại khâu thanh tốn thẻ. Rủi ro tín dụng xảy ra khi chủ thẻ khơng có khả năng thanh tốn hoặc thanh tốn khơng đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng.

Khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cũng có nghĩa là cam kết cho chủ thẻ vay tiền, nếu như chủ thẻ khơng thanh tốn hoặc khơng đủ khả năng thanh tốn các khoản chi tiêu đó thì ngân hàng sẽ bị mất vốn. Nếu tình trạng này xảy ra với số lượng và quy mô lớn sẽ dẫn đến tình trạng vỡ nợ, ngân hàng bị mất vốn và có thể dẫn đến phá sản như đối với trường hợp cho vay không thu hồi được.

3.2.1.2.2. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại

- Nguyên nhân từ phía chủ thẻ

Do đặc tính linh hoạt, tiện lợi trong chi tiêu, chủ thẻ có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi khi cần, ngay cả khi nguồn tài chính cá nhân đang eo hẹp vì vậy thẻ tín dụng được xem là nguồn hỗ trợ tài chính đắc lực nhất. Tuy nhiên, sự tiện lợi này đôi khi lại tác động tiêu cực đến những đối tượng khách hàng có khả năng tự chủ tài chính kém, khơng kiểm soát được nhu cầu sử dụng thẻ, dẫn đến phát sinh dư nợ quá nhiều, khơng có khả năng chi trả. Một số trường hợp khách hàng thay đổi nơi công tác, thất nghiệp tạm thời… dẫn đến nguồn thu nhập (lương) giảm, dẫn đến khả năng thanh toán dư nợ cũng giảm. Bên cạnh đó, có những trường hợp khách hàng khơng có thiện chí trả nợ ngay từ đầu hoặc cố ý tiếp cận ngân hàng với mục đích lừa đảo… đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất là, chính sách, quy trình phát hành thẻ cũng như quy trình quản trị rủi ro chưa chặt chẽ, chưa đánh giá đúng năng lực tài chính của từng đối tượng,

nhóm khách hàng, dẫn đến việc cấp hạn mức quá cao, vượt khả năng thanh toán của khách hàng.

Thứ hai là, cán bộ thẩm định thẻ có năng lực cịn hạn chế, khơng thẩm định đầy đủ hoặc khơng nhìn ra được chứng từ giả, khơng có khả năng dự báo, phân tích lịch sử trả nợ, dẫn đến cấp hạn mức tín dụng khơng phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

Thứ ba là, một số cán bộ thẩm định thẻ có phẩm chất đạo đức không tốt, không tuân thủ đúng quy trình chấm điểm tín dụng, xếp hạng và phát hành thẻ, cũng góp phần gây tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng chi trả nợ thẻ.

Thứ tư là, thông tin bất cân xứng, thiếu thông tin về khách hàng, hoặc thơng tin khơng chính xác, kịp thời, để đánh giá khách hàng trước khi cấp hạn mức.

- Nguyên nhân khách quan

Ngoài ra, một vài ngun nhân khách quan, ngồi tầm kiểm sốt của chủ thẻ và ngân hàng như: rủi ro về độ bảo mật thông tin thẻ, rủi ro về phạm vi sử dụng thẻ… Trong đó, rủi ro về độ bảo mật thơng tin thẻ là một trong những rủi ro khó kiểm sốt khi thời buổi công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, thông tin khách hàng dễ dàng bị đánh cắp bởi các tin tặc (hacker) nếu khách hàng khơng cẩn thận, từ đó dẫn đến các giao dịch giả mạo phát sinh bất ngờ gây tổn thất cho khách hàng và uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, rủi ro về phạm vi sử dụng thẻ cũng ảnh hưởng ngày càng nhiều đến rủi ro tín dụng thẻ khi mà thẻ tín dụng quốc tế ngày càng được ưa chuộng hơn thẻ tín dụng nội địa. Do đặc tính linh hoạt, tiện lợi, dùng được tại mọi điểm chấp nhận thẻ trên toàn cầu, nên rủi ro xảy ra khi khách hàng cố tình ra nước ngồi giao dịch sau đó trốn hoặc định cư ở nước ngồi, khơng về nước nữa, vì thế cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc điều tra và thu hồi nợ. Ngoài ra, thiên tai, hoả hoạn, sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ… dẫn đến thất nghiệp, sụt giảm thu nhập, dẫn đến mất khả năng thanh toán dù chủ thẻ có thiện chí.

Từ các ngun nhân trên ta thấy có những điểm tương đồng cũng như khác biệt nhất định giữa rủi ro tín dụng thẻ và rủi ro tín dụng khoản vay nói chung.

 Giống nhau: thẻ tín dụng cũng là một hình thức vay tiêu dùng, cũng được

cấp tín dụng dựa trên chứng minh nguồn thu nhập hoặc thế chấp tài sản đảm bảo, nên rủi ro tín dụng của thẻ tín dụng giống với rủi ro tín dụng thơng thường đó là rủi ro khi chủ thẻ khơng thanh tốn hoặc khơng đủ khả năng thanh toán các khoản vay đã cam kết trả với ngân hàng.

 Khác nhau:

Bảng 3.1: Sự khác nhau giữa rủi ro tín dụng thẻ và rủi ro tín dụng nói chung Yếu tố Rủi ro tín dụng thẻ Rủi ro tín dụng thông thường Phạm vi rủi ro Xảy ra trên tồn cầu => khó quản lý và kiểm soát Chỉ xảy ra trong nước hoặc trong một khu vực địa lý hạn

chế => có thể kiểm sốt

Số tiền giải ngân

Nằm trong thẻ tín dụng => ngân hàng có thể kiểm sốt các giao dịch mà khách hàng đã sử dụng, cũng như có thể tạm khóa thẻ nếu có giao dịch đáng ngờ, cần điều tra

Rút tiền mặt hoặc chuyển khoản hết một lần sau khi giải ngân => ngân hàng khơng kiểm sốt được mục đích sử dụng thật sự của số tiền đã được giải ngân

Tính tuần hồn

Khoản vay tuần hồn => rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong suốt thời hạn hiệu lực của thẻ mà không cố định thời gian (nếu thẻ sử dụng tốt thì được tự động gia hạn thêm thời gian), mức độ rủi ro khơng giảm do hạn mức tín dụng đầy lại sau mỗi lần khách hàng thanh toán xong dư nợ

Chủ yếu là khoản vay không tuần hồn => rủi ro tín dụng xảy ra trong thời hạn vay nhất định, mức độ rủi ro giảm dần theo dư nợ giảm dần

Công nghệ thông tin

Đối mặt thường xuyên với rủi ro bị đánh cắp thơng tin, thực hiện giao dịch khống

Ít gặp do thường giải ngân một lần bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản

Dù nguyên nhân phát sinh từ phía nào đi nữa thì việc phân tích và tìm ra nguyên nhân cũng giúp ngân hàng có giải pháp xử lý kịp thời, nhằm khắc phục và hạn chế đến mức tối đa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại.

3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Như đã đề cập ở trên, có hai ngun nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Trong đó, nguyên nhân khách quan đến từ phía chủ thẻ tín dụng (khách hàng) là nguyên nhân mà ngân hàng khó kiểm sốt nhất, do nó phụ thuộc nhiều vào các đặc tính cá nhân của khách hàng. Vì thế để nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng chống rủi ro tín dụng, các ngân hàng nên tìm hiểu, phân tích thêm các đặc tính cá nhân của khách hàng nhằm nâng cao năng lực nhận biết nhóm khách hàng nào có rủi ro cao, từ đó có thể đưa ra quyết định hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng cho những khách hàng này. Dưới đây là các nhân tố được cho là ảnh hưởng nhiều đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại, được tổng hợp dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đây, chi tiết các nghiên cứu tham khảo thêm ở Phụ lục 2.

3.2.2.1. Nhân tố về nhân thân chủ thẻ

- Tuổi tác: hiện nay độ tuổi chung để mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là 18 tuổi. Độ tuổi được đánh giá là sử dụng thẻ nhiều nhất là từ 18-45 tuổi, do ở độ tuổi này người ta thường khá nhạy với công nghệ, nhu cầu về chi tiêu, mua sắm cho bản thân và gia đình nhỏ của mình cũng cao, bên cạnh đó ở độ tuổi cịn trẻ, ta cịn có cơ hội tạo ra nhiều tiền nên việc chi tiêu cũng thoải mái, theo cảm tính, dẫn đến dự nợ thẻ dễ tăng cao, có nguy cơ mất kiểm sốt tài chính. Và như nghiên cứu của Norvilitis và Wilson (2003) và của Norvilitis,

Osberg, Roehling (2006) cũng đề cập vấn đề này. Chủ thẻ tuổi càng cao thì càng ít lần chậm thanh tốn thẻ.

- Tình trạng hơn nhân: theo nghiên cứu của Chien và Devaney (2001) cho rằng giữa người độc thân và người có gia đình thì người có gia đình thường có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, đôi khi là những khoản chi tiêu rất lớn (mua nhà, mua xe…) dẫn đến khả năng tài chính bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc dùng thẻ và trả nợ thẻ. Tuy nhiên cũng có những ý kiến trái chiều, cho rằng người độc thân thì không cẩn thận, không cân nhắc trong chi tiêu như người có gia đình. Vì vậy, yếu tố này cần xem xét thêm.

- Trình độ học vấn: như các ngân hàng vẫn nghĩ và kỳ vọng chủ thẻ có trình độ học vấn càng cao thì sẽ càng ý thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng và thanh tốn thẻ tín dụng, và điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Venny Sin Woon, Chong và Jason.MS., Lam (2012).

- Nghề nghiệp: đây là một trong các tiêu chí căn bản mà các ngân hàng đánh giá khi cấp tín dụng. Đối với các cơng việc văn phịng trong các cơng ty, đơn vị hành chánh sự nghiệp, thì nguồn thu nhập ổn định, năng lực tài chính của khách hàng ít bị thay đổi. Tuy nhiên đối với các vị trí nhân viên kinh doanh, thu nhập họ không đều, khi cao khi thấp, độ bền với nghề cũng không cao do áp lực chỉ tiêu liên tục. Hoặc vị trí kỹ sư cơng trình cũng thường xun đi cơng tác tỉnh, điều này cũng ảnh hưởng phần nào đến việc thanh tốn thẻ. Hoặc vị trí cơng nhân, nguồn thu nhập thấp dẫn đến năng lực tài chính kém, khó có khả năng trả nợ. Nhìn chung, tiêu chí này dùng để đánh giá sự ổn định của nguồn thu nhập, nguồn thu nhập càng ổn định thì khả năng chậm thanh tốn thẻ càng ít, điều này cũng được nhắc đến trong bài nghiên cứu của Lee, Lin, Chen (2011).

- Chức vụ: thực tế cho thấy, khi chủ thẻ có chức vụ càng cao thì địa vị xã hội càng cao, vì thế ý thức trả nợ của họ rất tốt do họ khơng muốn ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của mình, vì vậy nguy cơ chậm thanh tốn thẻ tín dụng sẽ ít hơn (theo Lee và ctg, 2011).

3.2.2.2. Nhân tố về năng lực thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng

- Thu nhập: đây là nhân tố quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho khách hàng. Nguồn thu nhập càng cao, khả năng trả nợ của khách hàng càng tốt, rủi ro chậm thanh toán thẻ kỳ vọng sẽ giảm, đây cũng là kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Trịnh Hoàng Nam (2013).

- Hạn mức tín dụng: hạn mức tín dụng của một khách hàng được cấp dựa trên việc đánh giá vào sức mạnh tài chính cũng như độ uy tín của khách hàng đó trong xã hội. Vì vậy, nếu họ được cấp hạn mức cao thì chứng tỏ khách hàng đó được đánh giá khá tốt, như vậy rủi ro chậm trả nợ của họ cũng giảm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Lee và ctg (2011), hạn mức cao cũng dẫn đến rủi ro tăng khả năng chậm thanh toán thẻ.

- Hệ số thanh toán thẻ: là tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng thu nhập bình quân, thể hiện khả năng chủ thẻ dùng thu nhập của mình để trả cho khoản nợ thẻ tín dụng đến hạn thanh toán trên sao kê thẻ hàng tháng. Theo nghiên cứu của Lee, Lin, Chen (2011) và của Cumher Erdum (2008), kỳ vọng hệ số thanh toán càng cao thì số lần chậm thanh tốn thẻ càng cao.

- Hệ số sử dụng thẻ: là tỷ lệ tổng dư nợ bình quân trên tổng hạn mức thẻ, cho biết mức độ sử dụng thẻ so với hạn mức được cấp, đồng thời cho biết khả năng khách hàng sử dụng phần hạn mức khả dụng cịn lại để thanh tốn cho chính khoản nợ thẻ đến hạn của họ (thông qua việc ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng) trong trường hợp thu nhập họ không đủ để trang trải. Và theo Lee và ctg (2011), Dunn và ctg (1999), kỳ vọng hệ số sử dụng thẻ tăng sẽ làm tăng số lần chậm thanh toán thẻ.

3.2.2.3. Nhân tố về lịch sử giao dịch thẻ

- Hệ số ứng tiền mặt: là tỷ lệ giá trị giao dịch ứng tiền mặt trên tổng dư nợ thẻ bình quân. Việc ứng tiền mặt từ thẻ tín dụng được xem là cứu cánh cuối cùng trong trường hợp chủ thẻ cần gấp một lượng tiền mặt mà nguồn tài chính hiện tại khơng đủ để đáp ứng. Và để tránh việc khách hàng lạm dụng việc ứng tiền mặt, sử

dụng sai mục đích của thẻ tín dụng, các ngân hàng đã áp dụng chính sách thu phí rút tiền mặt khá cao và tính lãi ngay sau thời điểm giao dịch ứng tiền được thực hiện. Vì vậy, nếu khách hàng có xu hướng rút tiền mặt thường xuyên và không kiểm soát tốt việc chi tiêu của mình thì rất dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán (Lee và ctg, 2011).

- Giá trị giao dịch bình quân: là tỷ lệ giữa Tổng giá trị các giao dịch đã thực hiện trên Tổng số lượng giao dịch đã thực hiện. Tỷ số này thể hiện giá trị bình qn của mỗi giao dịch thanh tốn hàng hóa, dịch vụ hoặc ứng tiền mặt từ thẻ. Giá trị giao dịch bình quân càng cao cho thấy nhu cầu chi tiêu của chủ thẻ càng nhiều, khả năng chậm thanh toán thẻ càng tăng (Lee và ctg, 2011).

Trên đây là các nhân tố được xem là có ảnh hưởng đến rủi ro chậm thanh tốn thẻ tín dụng của một khách hàng cá nhân, được tổng hợp từ các nghiên cứu đi trước. Thực tế tác động của các nhân tố này đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ShinhanBank Việt Nam – Trung tâm thẻ Hồ Chí Minh như thế nào sẽ được thể hiện cụ thể ở phần tiếp theo.

3.3. Thực trạng các nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam – Trung tâm kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam – Trung tâm thẻ HCM

- Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập từ Hệ thống quản lý dữ liệu nội bộ của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam. Đề tài sử dụng dữ liệu thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân đã được Trung tâm thẻ HCM phát hành và sử dụng trong giai đoạn 01/01//2016 – 31/12/2018, đã loại trừ các thẻ tín dụng bị đóng, bị khóa và khơng giao dịch trong suốt giai đoạn trên. Sở dĩ tác giả chọn thời gian này là vì ba lý do: thứ nhất là, quy trình thẩm định cũng như hệ thống chấm điểm tín dụng từ tháng 1/2016 đã được cập nhật mới, nên dữ liệu được cập nhật đầy đủ thuận tiện cho việc thu thập thông tin. Thứ hai là, sản phẩm thẻ cũng thay đổi đa dạng hơn kèm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam – trung tâm thẻ hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)