Thảo luận kết quả phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam – trung tâm thẻ hồ chí minh (Trang 76 - 79)

3.2.1.1.2 .Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ

3.4. Thảo luận kết quả phân tích

Với nguồn dữ liệu phong phú và độ tin cậy cao, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh, tác giả đã lần lượt kiểm chứng mối quan hệ tương quan của 11 nhân tố (gồm: tuổi tác, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, thu nhập, hạn mức tín dụng, hệ số thanh tốn thẻ, hệ số sử dụng thẻ, hệ số ứng tiền mặt và giá trị giao dịch bình quân) với mức độ rủi ro chậm thanh toán thẻ, và đã gặt hái được một số kết quả nhất định: có 4 nhân tố khơng có ý nghĩa tương quan với mức độ rủi ro chậm thanh toán thẻ tại ngân

hàng Shinhan đó là: tuổi tác, tình trạng hơn nhân, chức vụ và trình độ học vấn. Trong đó:

Tuổi tác: Theo kết quả nghiên cứu của Norvilitis và Wilson (2003), Norvilitis, Osberg, Roehling (2006) thì cho rằng chủ thẻ càng lớn tuổi thì càng ít rủi ro chậm thanh toán thẻ do họ biết cách kiểm soát tốt chi tiêu. Tuy nhiên, theo số liệu cho thấy thì nhóm tuổi từ 26-30 tuổi có tỷ lệ trễ hạn nhiều nhất, nhiều hơn cả nhóm 18-25 tuổi, trong khi các nhóm tuổi từ 36 tuổi trở lên thì lại có tỷ lệ trễ hạn thấp hơn do họ rất khi dùng thẻ, thích dùng tiền mặt hơn. Nên tác giả vẫn giữ quan điểm trung lập, cho rằng tuổi tác khơng ảnh hưởng đến khả năng chậm thanh tốn thẻ tín dụng.

Tình trạng hơn nhân: tác giả hồn tồn khơng đồng tình với quan điểm của

Chien và Devaney (2001) cho rằng chủ thẻ độc thân có khả năng chậm thanh tốn dư nợ thẻ tín dụng ít hơn so với chủ thẻ có gia đình, bởi vì cho rằng người có gia đình thường có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, mà quên là thực tế họ có 2 nguồn thu nhập (của vợ và chồng) hỗ trợ nhau nên khả năng tài chính cũng khá hơn người

độc thân, và thực tế số liệu tại Shinhan cũng cho thấy quan điểm này chưa hồn tồn chính xác.

Chức vụ: mặc dù số liệu thực tế cũng không khẳng định được là khi chức vụ

càng cao thì khả năng chậm thanh tốn thẻ tín dụng càng giảm, do có nhóm kiểm sốt viên/trưởng bộ phận có tỷ trọng nợ xấu khá cao, cao hơn cả nhóm nhân viên và các nhóm quản lý cấp cao khác nên chưa khẳng định được mối quan hệ tương quan giữa chức vụ và rủi ro chậm thanh toán thẻ, tuy nhiên nếu có thời gian tác giả sẽ sử dụng mơ hình định lượng để kiểm chứng lại kết quả này.

Trình độ học vấn: theo quan điểm của Venny Sin Woon, Chong và

Jason.MS, Lam (2012) cho rằng khi trình độ học vấn càng cao thì khả năng chậm thanh tốn thẻ tín dụng càng giảm. Tuy nhiên, số liệu thực tế cũng cho thấy tỷ lệ trễ hạn thẻ cũng như tỷ trọng nợ xấu không phân bổ giảm dần theo một quy luật nào, thậm chí các nhóm có trình độ trên đại học còn chiếm tỷ trọng nợ xấu cao hơn các nhóm có trình học vấn thấp hơn. Vì vậy, cần kiểm chứng thêm mối quan hệ này thơng qua mơ hình định lượng.

Ngồi 4 nhân tố trên, 7 nhân tố cịn lại đều có ý nghĩa tương quan với mức độ rủi ro chậm thanh tốn thẻ tại Shinhan. Trong đó:

Nghề nghiệp, thu nhập, hạn mức tín dụng: có tác động ngược chiều với

mức độ rủi ro chậm thanh toán thẻ. Nghề nghiệp càng ổn định, thu nhập càng cao, hạn mức tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro chậm thanh tốn thẻ tín dụng càng giảm. Trong đó, tác động ngược chiều của hạn mức tín dụng đi ngược lại với kết quả nghiên cứu của Lee và ctg (2011), ông cho rằng hạn mức tín dụng càng cao thì rủi ro chậm thanh toán thẻ càng cao. Do giới hạn về thời gian và số liệu nên tác giả không thể dùng mơ hình định lượng để kiểm tra thêm sự ảnh hưởng của nhân tố “hạn mức tín dụng” đối với mức độ rủi ro chậm thanh toán thẻ tại Shinhan. Đây cũng là một hạn chế trong bài viết của tác giả, nếu có cơ hội, tác giả sẽ nghiên cứu thêm trong các nghiên cứu tiếp theo.

Hệ số thanh toán thẻ, hệ số sử dụng thẻ, hệ số ứng tiền mặt, giá trị giao dịch bình qn: có tác động cùng chiều với mức độ rủi ro chậm thanh toán thẻ.

Một sự gia tăng của các nhân tố này sẽ dẫn đến sự gia tăng khả năng chậm thanh tốn thẻ.

Tóm tắt chương 3

Thông qua chương 3, tác giả đã lần lượt giới thiệu tổng quan lý thuyết về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thẻ tín dụng trong đời sống xã hội hiện nay, cũng như phân tích các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thường gặp trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời tác giả cũng tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến mức độ rủi ro chậm thanh tốn thẻ tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam.

Bằng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh từ các dữ liệu thu thập thực tế ở Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam – Trung tâm thẻ Hồ Chí Minh, tác giả đã tìm ra được 7 nhân tố có mối quan hệ tương quan với mức độ rủi ro chậm thanh tốn thẻ tín dụng tại ngân hàng Shinhan đó là: nghề nghiệp, thu nhập, hạn mức tín dụng, hệ số thanh toán thẻ, hệ số sử dụng thẻ, hệ số ứng tiền mặt và giá trị giao dịch bình qn. Trong đó, nghề nghiệp, thu nhập, hạn mức tín dụng có tác động ngược chiều với mức độ rủi ro chậm thanh tốn thẻ, và 4 nhân tố cịn lại thì tác động cùng chiều.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ GIÚP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM -

TRUNG TÂM THẺ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam – trung tâm thẻ hồ chí minh (Trang 76 - 79)