Giải pháp và khuyến nghị giúp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam – trung tâm thẻ hồ chí minh (Trang 79 - 83)

3.2.1.1.2 .Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ

4.2. Giải pháp và khuyến nghị giúp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt

4.2.1. Giải pháp giúp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Trung tâm thẻ HCM thẻ tại Trung tâm thẻ HCM

Dựa vào kết quả phân tích ở chương 3, tác giả tìm được 7 nhân tố có sự ảnh hưởng nhất định đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam– Trung tâm thẻ HCM, đó là các nhân tố: nghề nghiệp, thu nhập, hạn mức tín dụng, hệ số thanh tốn thẻ, hệ số sử dụng thẻ, hệ số ứng tiền mặt và giá trị giao dịch bình qn. Trong đó, các nhân tố mà tác giả cho là có ảnh hưởng nhiều nhất, ngân hàng có thể chủ động kiểm sốt đó là: nghề nghiệp, thu nhập, hạn mức tín dụng và hệ số ứng tiền mặt. Do đó, tác sẽ chủ yếu đưa ra các giải pháp thiết thực liên quan đến các nhân tố này.

- Nghề nghiệp: Như đã phân tích ở chương 3, mức độ ổn định của nghề

nghiệp có mối quan hệ tương quan nghịch với khả năng chậm thanh tốn thẻ tín dụng. Như vậy, để góp phần giảm thiểu rủi ro trễ hạn thẻ tín dụng, Ngân hàng Shinhan cần phân bổ lại đối tượng khách hàng mục tiêu mà ngân hàng muốn hướng đến, tiếp tục ưu tiên tập trung vào nhóm khách hàng làm công tác văn phịng, vì đây là nhóm khách hàng có thu nhập ổn định, khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ hiện đại cao.

- Thu nhập: Từ giữa năm 2013 đến nay, Trung tâm thẻ HCM chỉ mới có 2

lần điều chỉnh mức thu nhập đầu vào tối thiểu để làm thẻ, lần cuối cùng là giữa năm 2017. Chính vì thế, trong thời gian tới Ngân hàng Shinhan nên khảo sát lại mặt bằng thu nhập của thị trường và cân nhắc nâng mức thu nhập đầu vào tối thiểu khi làm thẻ lên một mức mới hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác, vừa hạn chế được phân khúc khách hàng có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Shinhan cũng cần điều chỉnh lại chính sách tính thu nhập đối với nhóm khách hàng ngồi thu nhập cơ bản cịn có thưởng, hoa hồng với biên độ chênh lệch lớn. Cụ thể, ta có thể yêu cầu kỳ sao kê dài hơn (6 tháng) hoặc có thể chia theo các mức tỷ lệ riêng để đảm bảo cân đối mức thu nhập bình qn. Ngồi ra, ngân hàng Shinhan cũng cần xây dựng từng chương trình, từng dịng sản phẩm cho từng

nhóm khách hàng cụ thể, đặc biệt chú trọng vào nhóm khách hàng có thu nhập cao vì uy tín và khả năng tài chính của họ tốt.

- Hạn mức tín dụng: Tiếp tục hồn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng theo

hướng toàn diện, phân chia thang điểm một cách hợp lý, không nên tập trung quá nhiều vào thông tin tín dụng, thơng tin tài chính mà bỏ lơi các thơng tin nhỏ khác như tình trạng sở hữu nhà, tình trạng hơn nhân, thời gian cơng tác tại đơn vị…. vì nhiều yếu tố nhỏ gom lại cũng giúp đánh giá bao quát khả năng tài chính hiện tại của khách hàng… Bên cạnh đó phải tiếp tục giám sát chặt chẽ quy trình thẩm định, để đảm bảo các thông tin thu thập được là chính xác.

- Hệ số ứng tiền mặt: theo quy định hiện nay của ngân hàng Shinhan, các

chủ thẻ tín dụng Shinhan chỉ được phép rút tiền mặt tối đa 50% hạn mức thẻ cho tất cả các dòng sản phẩm, đồng thời phí rút tiền mặt hiện hành là 4% trên một giao dịch, tối thiểu 50 nghìn đồng và khơng giới hạn tối đa (thay vì tối đa 200 nghìn đồng như trước đây), đây là một điểm mới nhằm hạn chế giao dịch rút tiền mặt của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng Shinhan cần xây dựng chính sách theo dõi, quản lý và xử lý kịp thời các khách hàng có lịch sử giao dịch trễ hạn do rút tiền mặt nhiều lần, ví dụ khóa thẻ vĩnh viễn cho các khách hàng bị trễ hạn trên 30 ngày do giao dịch rút tiền mặt, và khơng mở khóa lại dù đã thanh toán hết nợ…nhằm hạn chế tối đa rủi ro chậm thanh tốn thẻ có thể quay trở lại với những nhóm khách hàng này.

Ngoài ra, để quản lý tốt khách hàng trong q trình thanh tốn thẻ ngân hàng Shinhan nên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tự động nhắc nợ khách hàng. Hiện nay, ngân hàng Shinhan đang dùng 2 cơng cụ nhắc nợ chính đó là email và tin nhắn điện thoại. Trước mỗi kỳ sao kê ngân hàng đều gửi thông tin dư nợ và số tiền tối thiểu phải trả vào hai công cụ này để khách hàng tiện theo dõi. Và một ngày sau khi chậm thanh toán, thẻ của khách hàng sẽ tạm khóa cho đến khi khách hàng thanh tốn xong kỳ sao kê tháng đó thì thẻ sẽ tự động mở lại vào ngày hơm sau. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đó là ngân hàng Shinhan chưa có chế độ gửi SMS sau khi khách hàng thanh tốn dư nợ trên sao kê thành cơng, dẫn

đến một số khách hàng tự chuyển khoản thanh toán từ tài khoản ngân hàng khác qua số thẻ ở Shinhan nhưng họ không biết được giao dịch có thành cơng hay khơng, và dư nợ cịn lại là bao nhiêu, dẫn đến nhiều trường hợp bị trễ hạn. Đây là điểm cần khắc phục trong thời gian tới. Ngồi ra, việc chủ động trích tiền từ tài khoản thanh toán để thanh tốn thẻ tín dụng trên ứng dụng Mobile Banking của Shinhan còn hạn chế, ngân hàng nên khắc phục để chủ thẻ có thể chủ động thanh tốn thẻ mọi lúc khi cần, thay vì phải ra ngân hàng hay gọi lên tổng đài để yêu cầu thanh toán, điều này cũng giúp giảm thiểu rủi ro trễ hạn thẻ. Bên cạnh đó, ngân hàng Shinhan cần hồn thiện chính sách kiểm soát, theo dõi hoạt động sử dụng cũng như thanh toán thẻ của khách hàng, đảm bảo nhắc nợ kịp thời và có phương pháp xử lý phù hợp đối với những chủ thẻ có nguy cơ khơng trả được nợ.

4.2.2. Một số khuyến nghị khác

Để đạt được mục tiêu kỳ vọng trong vịng ba năm tới thì Ngân hàng Shinhan Việt Nam nói chung và Trung tâm thẻ Hồ Chí Minh nói riêng bên cạnh việc tiếp tục hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm thẻ thì cần có giải pháp khắc phục một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh thẻ hiện tại. Ngoài các giải pháp nêu trên, tác giả còn đề xuất một vài khuyến nghị như sau:

- Thứ nhất, tiếp tục giám sát chặt chẽ quy trình thẩm định, phát hành thẻ, sử dụng và thanh toán thẻ, và cả khâu thu hồi nợ, đảm bảo hạn chế đến mức tối đa các khoản vay không thu hồi được.

- Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định thẻ, để nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá khách hàng, nhằm cân nhắc cấp hạn mức tín dụng phù hợp với năng lực tài chính của chủ thẻ. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhận biết chứng từ thật giả, nhằm nâng cao kỹ năng nhận diện chứng từ giả cho nhân viên. Ngoài ra, ngân hàng Shinhan nên thành lập một Hội chống chứng tử giả (Anti-fraud) của riêng ngân hàng, một mặt để dễ dàng tổng hợp, quản lý các trường hợp khách hàng giả mạo cũng như cập nhật sớm nhất các chiêu trò tinh vi của các nhóm đối tượng chuyên tạo chứng từ giả, qua đó tạo

lập Hội chống chứng từ giả sẽ dễ dàng hơn cho việc giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như cập nhật xu hướng làm giả chứng từ mới nhất từ các Hội chống chứng từ giả của các ngân hàng có quy mơ lớn và kinh nghiệm lâu đời hơn. Từ đó xây dựng một hàng rào liên kết giữa các ngân hàng, nhằm hạn chế đến mức tối đa nhóm khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, tiếp cận ngân hàng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản ngân hàng.

- Thứ ba, tiếp tục cải tiến cơng nghệ, nâng cao tiện ích, an tồn, bảo mật khi sử dụng thẻ. Một mặt vừa tạo lòng tin, ấn tượng tốt về sản phẩm thẻ Shinhan, mặt khác giúp khâu thanh toán thẻ của khách hàng được thực hiện trơi chảy, an tồn, chính xác, hạn chế tình trạng do lỗi hệ thống ảnh hưởng đến việc ghi nhận dữ liệu thanh toán của khách hàng vào hệ thống bị sai hoặc không đúng ngày… mà khách hàng không biết.

- Thứ tư, tiếp tục công tác đào tạo, rèn luyện đạo đức cho các cán bộ, nhân viên, nhằm hạn chế rủi ro đạo đức xảy ra trong quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ.

Trên đây là một số khuyến nghị mà tác giả nghĩ là giúp một phần nào đó trong cơng tác quản lý, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Trung tâm thẻ Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam – trung tâm thẻ hồ chí minh (Trang 79 - 83)