Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam – trung tâm thẻ hồ chí minh (Trang 29 - 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tạ

Ngân hàng Shinhan Việt Nam - Trung tâm thẻ HCM

2.2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Trung tâm thẻ HCM dụng tại Trung tâm thẻ HCM

Bảng 2.3: Tỷ trọng nợ thẻ quá hạn tại Shinhanbank-Trung tâm thẻ HCM theo hình thức đảm bảo (giai đoạn 2016-2018)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Hình thức bảo đảm Năm 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Đảm bảo bằng tiền gửi 0,05 0,20 0,92 1,27 3,29 1,08 Tín chấp 23,81 99,80 71,38 98,73 300,82 98,92 Tổng 23,86 100,00 72,30 100,00 304,11 100,00

(Nguồn: Dữ liệu nội bộ Ngân hàng Shinhan- Trung tâm thẻ HCM)

Hiện nay, Trung tâm thẻ HCM – Ngân hàng Shinhan Việt Nam chỉ cấp thẻ tín dụng cá nhân dưới hai hình thức là tín chấp hoặc thế chấp bằng tiền gửi tiết kiệm. Quan sát Bảng 2.3 ta thấy, hầu như nợ quá hạn đều phát sinh từ các chủ thẻ

được cấp thẻ tín dụng dựa trên hình thức tín chấp qua lương. Cụ thể, năm 2016, tổng nợ quá hạn tại trung tâm thẻ HCM là 23,86 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn phát sinh từ thẻ tín dụng tín chấp là 23,81 tỷ đồng, chiếm 99,80%. Tỷ trọng này nhìn chung có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2018, đồng nghĩa thẻ tín dụng đảm bào bằng tiền gửi bị quá hạn có xu hướng tăng, nguyên nhân này khách quan từ phía khách hàng. Tuy nhiên, thực tế phải nhìn nhận rằng tổng dư nợ thẻ tín dụng quá hạn tại đơn vị ngày càng tăng, tỷ lệ thuận với số lượng thẻ tín dụng phát hành mới. Đặc biệt, tăng mạnh nhất vào năm 2018, đây là thời điểm mới chuyển giao mảng bán lẻ của ngân hàng ANZ nên tăng cả khối lượng thẻ tín dụng lẫn dư nợ quá hạn. Cụ thể, tổng dư nợ quá hạn lên tới 304,11 tỷ đồng, tăng 231,81 tỷ đồng (tương đương tăng 321%) so với năm 2017.

Bảng 2.4: Cơ cấu nhóm nợ thẻ tín dụng Shinhan giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: % Nhóm nợ Năm 2016 2017 2018 Nhóm 1 64,93 42,57 56,49 Nhóm 2 34,21 54,46 41,55 Nhóm 3 0,54 1,15 0,83 Nhóm 4 0,05 0,68 0,37 Nhóm 5 0,27 1,14 0,76 Tổng Nợ xấu (từ Nhóm 3-5) 0,86 2,97 1,96

(Nguồn: Dữ liệu nội bộ Ngân hàng Shinhan- Trung tâm thẻ HCM) Trên đây là bảng 2.4, bảng tổng hợp cơ cấu nhóm nợ của thẻ tín dụng Shinhan tại Trung tâm thẻ HCM trong ba năm qua. Nhìn chung, nhóm nợ của thẻ tín dụng Shinhan tập trung chủ yếu ở nhóm 1 và 2. Tỷ lệ nợ nhóm 2 trong suốt ba năm có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên giai đoạn 2016-2017 có sự biến động tăng mạnh từ 34,21% lên 54,46%. Nguyên nhân chính là do cuối năm 2017, Shinhan sáp nhập với mảng bán lẻ của ANZ nên không những khối lượng thẻ mới và thẻ hiện hành tăng lên đột ngột, mà quy mơ nhóm nợ cũng bị ảnh hưởng. Từ việc thay đổi hệ thống, thay đổi cách thức thanh toán, tỷ lệ thanh tốn, hình thức gửi sao

kê… đã làm ảnh hưởng đến thói quen thanh tốn, cũng như tâm lý khách hàng, dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn vì vậy tăng cao hơn năm trước đó. Tương tự với nợ nhóm 3, 4, 5 ở năm 2017 cũng có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, bước sang năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể, đây là thành quả đáng ghi nhận của cả tập thể ngân hàng Shinhan trong suốt giai đoạn khó khăn ấy. Một mặt, Shinhan khắc phục lại hệ thống cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, mặt khác Shinhan cũng xem xét lại chính sách về thẻ tín dụng, chọn lọc lại nhóm khách hàng thẻ tín dụng mà Shinhan muốn hướng đến, đào tạo nâng cao kỹ năng cho đội ngũ thẩm định thẻ tín dụng, cũng như kiểm soát chặt chẽ công tác thu hồi nợ, nhằm đảm bảo không để tỷ lệ nợ xấu tăng cao.

2.2.2.2. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Trung tâm thẻ HCM thẻ tín dụng tại Trung tâm thẻ HCM

Quản trị rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng là cơng việc cấp thiết đối với mỗi tổ chức tín dụng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Tại Shinhan, cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng thẻ được chia thành 3 lớp kiểm soát độc lập: Khối kinh doanh và bộ phận thẩm định thẻ (lớp bảo vệ thứ nhất), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và pháp chế tuân thủ (lớp bảo vệ thứ hai) và bộ phận kiểm toán nội bộ (lớp bảo vệ thứ ba).

Về phương pháp quản lý rủi ro tín dụng thẻ, chia làm bốn bộ phận:

- Bộ phận thẩm định và phát hành thẻ: ngân hàng thường xuyên xem xét,

điều chỉnh chính sách khách hàng phù hợp theo từng giai đoạn, nâng cấp hệ thống chấm điểm tín dụng. Thường xuyên đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ thẩm định thẻ, nhằm nâng cao năng lực nhận biết hồ sơ giả.

- Bộ phận giao thẻ: rút kinh nghiệm từ các rủi ro thất lạc thẻ, thẻ bị đánh cắp

thơng tin, nên quy trình giao thẻ đã được giám sát nghiêm ngặt, những điều khoản này cũng đưa vào hợp đồng ký kết với bên đối tác là bưu điện.

- Bộ phận quản lý sử dụng thẻ: quản lý chặt chẽ việc gửi thơng báo sao kê

sốt, khiếu nại phát sinh trong quá trình khách hàng dùng thẻ, để giảm thiểu các phí tổn phát sinh cũng như nâng cao uy tín của ngân hàng.

- Bộ phận thu hồi nợ: bộ phận thu hồi nợ tại trung tâm thẻ chịu trách nhiệm

quản lý và nhắc nợ kịp thời qua điện thoại, tin nhắn, email cho các khoản nợ nhóm 1, 2. Các khoản nợ xấu sẽ chuyển lên bộ phận thu hồi nợ của Hội Sở để có phương án địi nợ cụ thể khác.

Về cơ bản, cơng tác quản lý rủi ro tín dụng của Trung tâm thẻ HCM khá chặt chẽ và bao quát các bộ phận, tuy nhiên đứng trước cuộc đua phát hành thẻ giữa các ngân hàng thương mại và các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi của các tin tặc (hacker), thì Trung tâm thẻ HCM cần hồn thiện thêm quy trình quản lý rủi ro tín dụng, cũng như ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn trong quá trình sử dụng và nhắc nợ thẻ nhằm đảm bảo vừa gia tăng lượng thẻ phát hành mới nhưng vẫn kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng.

2.2.2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Trung tâm thẻ HCM tín dụng tại Trung tâm thẻ HCM

Thực tế cho thấy, kinh doanh thẻ tín dụng cũng là một hình thức cho vay tiêu dùng, chỉ khác ở chỗ thủ tục đơn giản hơn và đây là khoản vay tuần hoàn, tự động tái tục khi ta thanh toán hết dư nợ thẻ. Chính vì vậy, bên cạnh những lợi ích mang lại thì kinh doanh thẻ tín dụng cũng tiềm ẩn khơng ít rủi ro, khi mà chúng ta đang bước vào cuộc đua thẻ tín dụng với các đối thủ cạnh tranh khác, xét cho cùng một sự tăng nhanh về số lượng thẻ tín dụng tín chấp sẽ dẫn đến một sự gia tăng nợ quá hạn kèm theo là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng mà Trung tâm thẻ HCM cần nhìn lại đó là:

- Thứ nhất, nguyên nhân từ phía khách hàng. Đây là rủi ro mà ngân hàng

khơng thể kiểm sốt được, nó tùy thuộc vào thiện chí trả nợ cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Có một số khách hàng ngay từ lúc tiếp cận ngân hàng thì đã có ý định chiếm đoạt tài sản của ngân hàng và khơng có thiện chí trả nợ. Việc thu hồi nợ đối với nhóm khách hàng này là rất khó khăn. Vì vậy việc mà ngân hàng có

thể làm là trong lúc thẩm định hồ sơ cố gắng nhìn ra động cơ tiếp cận của khách hàng để giảm thiểu rủi ro đối với nhóm khách hàng này.

- Thứ hai, nguyên nhân từ ngân hàng. Đây là nhóm rủi ro mà ngân hàng có thể kiểm sốt được, thơng qua việc xem xét lại chính sách khách hàng, quy trình thẩm định và phát hành thẻ, quy trình xếp hạng tín dụng và kiểm sốt dư nợ tín dụng… để thay đổi theo hướng thích hợp.

- Thứ ba, một vài nguyên nhân khách quan như rủi ro về độ bảo mật thông tin thẻ, rủi ro về phạm vi sử dụng thẻ, thiên tai, hỏa hoạn, mất cắp, thất nghiệp… Đây là nhóm rủi ro mà cả khách hàng và ngân hàng đều không lường trước được. Nhóm rủi ro này thì quy mơ nhỏ hơn hai nhóm trên.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 như một bức tranh phát họa toàn cảnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ của Trung tâm thẻ Hồ Chí Minh nói riêng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, ngân hàng Shinhan Việt Nam cũng như Trung tâm thẻ HCM vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức phải đối mặt, trong đó hạn chế rủi ro tín dụng đặc biệt là rủi ro tín dụng thẻ ln là vấn đề được quan tâm đầu tiên đối với Trung tâm thẻ HCM. Thông qua việc đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ, đã giúp đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thẻ, đây sẽ là cơ sở để tác giả phân tích làm sáng tỏ cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục ở những chương sau.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ THẺ TÍN DỤNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM- TRUNG TÂM THẺ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam – trung tâm thẻ hồ chí minh (Trang 29 - 34)