6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.2.2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử
Khi tìm hiểu cũng nhƣ nghiên cứu đến một số vấn đề đang hiện hữu trong cuộc sống dƣới góc nhìn pháp lý thì việc xem xét đến các nguyên tắc áp dụng pháp luật có vai trị quan trọng và cần thiết. Bởi, những nguyên tắc áp dụng mang tính chất định hƣớng cho việc ban hành và vận dụng những quy phạm thực định vào trong cuộc sống một cách có hệ thống nhƣng vẫn đảm bảo có quyền năng cơ bản của các chủ thể tham gia, không làm hạn chế và tạo ra những rào cản làm gia tăng chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, ngun tắc áp dụng trong một chế định luật cịn mang tính chất quan trọng khi đó cịn là nguồn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp cũng nhƣ giải quyết những vấn đề mà pháp luật thành văn chƣa kịp thời điều chỉnh. Và trong hợp đồng điện tử thì những ngun tắc giao kết hợp đồng có giá trị bởi chính cách thức giao dịch điện tử giữa các chủ thể ngày càng đổi mới và sinh sôi trên thị trƣờng khiến pháp luật ln có độ trễ nhất định so với những sự chuyển biến đó. Vì vậy những ngun tắc trong giao kết và thực hiện hợp đồng đƣợc vận dụng làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Theo đó, pháp luật hợp đồng điện tử tại Điều 35 Luật GDĐT 2005 quy định 03 nguyên tắc trong việc giao kết và thực hiện gồm: (i) Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phƣơng tiện điện tử trong
giao kết và thực hiện hợp đồng; (ii) Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng; (iii) Khi giao kết và
thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính tồn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Thơng qua những ngun tắc trên, có thể thấy pháp luật giao dịch điện tử có những sự tƣơng thích nhất định với pháp luật hợp đồng vốn đƣợc quy định chi tiết trong BLDS hiện hành, bằng cách quy định nguyên tắc “việc giao kết và thực hiện
hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng” đã cho thấy, khơng có bất kỳ lý do gì những hợp đồng thực hiện thông qua phƣơng tiện điện tử lại đƣợc áp dụng bởi những nguyên tắc khác20
. Bên cạnh đó, những nguyên tắc về tự do sử dụng phƣơng tiện điện tử trong việc giao kết và thực hiện giao dịch cũng nhƣ những nguyên tắc liên quan đến biện pháp bảo mật cũng là những nguyên tắc nền tảng nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện những quyền tự do kinh doanh trên cơ sở pháp luật chuyên ngành.
Và nhƣ đã đề cập phần trên, một số nguyên tắc cơ bản trong pháp luật hợp đồng đƣợc vận dụng trong việc phân tích những vấn đề liên quan đến giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử nhƣ: (i) Nguyên tắc tự do cam kết, thoả thuận, (ii) Nguyên tắc thiện chí, trung thực trong thực hiện hợp đồng21, ngồi ra do tính chất đặc trƣng của hợp đồng thƣơng mại điện tử mà nguyên tắc không bắt buộc về mặt hình thức22 cũng đƣợc áp dụng. Đối với nguyên tắc không bắt buộc về mặt hình thức trong trƣờng hợp này đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Khi đó, lẽ dĩ nhiên trong thƣơng mại
20
O'Sullivan & Hilliard's, 2016. The law of Contract. 5th ed. Oxford: Oxford University
Press, p38.
21 Đỗ Văn Đại, 2013. Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án. NXB Chính trị Quốc gia.
22
Tƣơng tự quy định tại Điều 1.2 của UNIDROIT. Và tìm thấy trong việc du nhập pháp luật hợp đồng từ văn hố Pháp, GS Vũ Văn Mẫu đã có nhận định về tự do hình thức hợp đồng nhƣ sau:
“Khế ước được kết lập một khi có sự thoả hiệp giữa ý chí của các người khế ước, trừ khi các người này minh thị tuyên bố muốn lệ thuộc sự kết lập khế ước vào việc lập một văn thư tư thự hoặc một
văn thư làm trước mặt Chưởng khế”. (1963). Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển
điện tử thì dữ liệu điện tử và phƣơng tiện điện tử là sự hiện diện bắt buộc trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, tuy nhiên, đó khơng phải là sự bắt buộc hồn toàn trong chuỗi quá trình giao kết, thực hiện một hợp đồng thƣơng mại điện tử. Chẳng hạn, đề nghị giao kết đƣợc thực hiện thông qua website tuy nhiên chấp nhận đề nghị đƣợc thực hiện hoàn toàn qua cuộc gọi điện thoại hoặc thƣ điện tử – vẫn cấu thành nên một hợp đồng điện tử đúng nghĩa theo quy định. Và cũng chính những nguyên tắc này mà nhiều văn bản pháp luật trong23
và ngoài24 nƣớc cũng đƣợc áp dụng nhƣ một trong những nguyên tắc nền tảng trong việc xem xét và giải quyết các tranh chấp có liên quan. Do vậy, việc quy định những nguyên tắc cơ bản về hợp đồng điện tử nhƣ cách thức pháp luật hiện hành là hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế cũng nhƣ phù hợp với thông lệ quốc tế mà nƣớc ta đang hƣớng đến trong chuỗi chuyển dịch hàng hố, dịch vụ tồn cầu hiện nay.