6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
2.2 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.2.1 Minh bạch thông tin và bảo đảm thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử
Có thể khẳng định một điều, thơng tin trong bất cứ nền kinh tế nào, và nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay đều trở nên cần thiết và quan trọng, bởi thơng tin đƣợc nhìn nhận dƣới dạng một quyền tài sản, một quyền trị giá đƣợc bằng tiền và đem lại lợi ích cho ngƣời nắm giữa thông tin. Một mảnh đất nông nghiệp khi có thơng tin quy hoạch từ cơ quan hành chính nhà nƣớc sẽ trở thành đất phi nông nghiệp, đất ở hoặc đất kinh doanh thì giá trị mảnh đất đó tăng lên gấp bội lần và nhƣ một vòng quay trong xã hội Việt Nam trong suốt những thập kỷ qua, khi mà ngƣời nắm giữ thông tin thƣờng trục lợi thông qua việc nắm giữ những thông tin không đƣợc cơng khai đó. Một xã hội khơng minh bạch thơng tin vốn dĩ trở nên khá quen thuộc và phổ biến của ngƣời kinh doanh nói chung, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi nhƣ Việt Nam, khi mà ngƣời mua thƣờng dễ nhầm lẫn về giá trị của sản phẩm, dịch vụ, giá trị của uy tín, thƣơng hiệu đối phƣơng trong q trình đàm
phán, giao kết một hợp đồng. Và câu chuyện đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp này đó chính là pháp luật hiện hành giải quyết câu chuyện minh bạch thông tin sản phẩm, minh bạch thông tin về chủ thể nhƣ thế nào khi mà các bên khơng có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tiến hành giao kết và thực hiện một hợp đồng thƣơng mại điện tử nói riêng cũng nhƣ trong một hợp đồng truyền thống nói chung.
Nhận thấy, những quy định pháp luật về hợp đồng thƣơng mại điện tử hiện hành không quy định việc minh bạch thông tin nhƣ một nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch, nhất là khơng có một quy định nào đƣợc tìm thấy trong LGDĐT 2005, một trong những văn bản pháp luật chuyên ngành có vai trị điều chỉnh những vấn đề khái quát có liên quan đến giao dịch điện tử. Theo đó, chỉ tồn tại một số quy định riêng lẻ đề cập đến việc minh bạch thông tin trong hợp đồng thƣơng mại điện tử nhƣ tại Điều 30 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website thương mại điện tử bán hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cung cấp những thơng tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết
hợp đồng”. Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Thương nhân, tổ chức,
cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng phải công bố những thông tin tối thiểu sau trên trang chủ website: Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân; Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân; Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác”. Và tại Điều 443 BLDS 2015 quy
định: “Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua
bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó”. Thơng qua những quy định trên, minh
bạch thơng tin trong giao kết và thực hiện hợp đồng thƣơng mại điện tử đƣợc thể hiện dƣới 02 khía cạnh: (i) Minh bạch thông tin về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc đối tƣợng của hợp đồng; (ii) Minh bạch thông tin liên quan đến tƣ cách chủ thể của các bên tham gia giao dịch. Một cách phổ biến hiện nay là ngƣời tiêu dùng, bên gia nhập hợp đồng thƣơng mại điện tử thƣờng gánh chịu những rủi ro liên quan đến việc
cung cấp không đầy đủ thông tin mà bên cung ứng hàng hố, dịch vụ thƣờng cố tình thực hiện nhằm đạt đƣợc mục đích giao kết giao hợp đồng nhƣng đẩy những bất lợi về phía ngƣời tiêu dùng chứ khơng phải việc không cung cấp thông tin theo những quy phạm cấm của pháp luật hiện hành.
Và trong những trƣờng hợp nhƣ vừa nêu, pháp luật dân sự hiện hành vẫn dành cho các bên đƣợc quyền huỷ bỏ giao dịch thông qua những chế định về vô hiệu hợp đồng. Theo đó, đối với việc cung cấp thơng tin khơng đầy đủ khiến cho bên cịn lại nhầm lẫn và có niềm tin vào sự cung cấp khơng đầy đủ đó dẫn đến việc giao kết hợp đồng thì pháp luật dân sự cho phép bên tham gia đƣợc huỷ bỏ hợp đồng theo trƣờng hợp vô hiệu do nhầm lẫn (Điều 126.1 BLDS 2015). Và tƣơng tự, đối việc cung cấp không đầy đủ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin chủ thể giao dịch do một bên cố tình thực hiện thì pháp luật vẫn trao quyền cho bên còn lại đƣợc huỷ bỏ giao dịch tƣơng ứng với trƣờng hợp vô hiệu do lừa dối (Điều 127 BLDS 2015). Suy cho cùng bản chất của hợp đồng là cân bằng quyền và lợi ích của các bên tham gia trong một quan hệ nào đó, do vậy, yếu tố lỗi tồn tại trong hợp đồng thƣờng thể hiện dƣới dạng lỗi vô ý (nhầm lẫn) hay lỗi cố ý (lừa dối, đe doạ) thì pháp luật vẫn ƣu tiên bảo vệ các bên bởi quyền năng đƣợc rút khỏi hợp đồng, trừ trƣờng hợp các bên biết nhƣng vẫn chấp nhận hợp đồng khi mục đích giao kết hợp vẫn đạt đƣợc (Điều 126.2 BLDS 2015).
Nếu nhƣ cơ chế huỷ bỏ hợp đồng thông qua các trƣờng hợp vô hiệu vừa nêu là câu chuyện giải quyết khi có tranh chấp phát sinh thì vấn đề đƣợc đặt ra là có những biện pháp nào ngay từ đầu có thể ràng buộc đƣợc trách nhiệm cung cấp và minh bạch thông tin của các bên tham gia. Theo đó, ngày nay đa phần những giao dịch thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện thông qua trang bán hàng trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Cùng với đó, nhóm hàng tiêu dùng hoặc cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ, có giá trị thấp thì vấn đề đƣợc các bên tham gia quan tâm hơn đó chính là những biện pháp bảo đảm đƣợc áp dụng nhằm ràng buộc sự tuân thủ của các bên so với việc giải quyết tranh chấp, vốn đƣợc xem là khá tốn kém thời gian và phức tạp. Và nhìn nhận dƣới góc độ lợi ích, khi mà quyền lợi của ngƣời tiêu dùng bị
ảnh hƣởng nhỏ hơn so với chi phí bỏ ra để theo đuổi những vụ kiện kéo dài thì biện pháp áp dụng nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng thiết thực hơn bao giờ hết so với việc giải quyết những hậu quả phát sinh.
Thông qua những cách thức giao dịch trực tuyến hoặc ứng dụng di động mà có những biện pháp bảo đảm phù hợp với những loại hình giao dịch của các chủ thể.
Thứ nhất, đối với vấn đề đảm bảo thông tin nhân thân chủ thể tham gia giao dịch và đảm bảo thực hiện hợp đồng. Theo đó, biện pháp đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp
này là thúc đẩy việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt của những chủ thể tham gia giao dịch. Bởi, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt khiến các chủ thể tham gia giao dịch phải thực hiện việc thanh tốn trực tuyến, khi đó thẻ tín dụng ngân hàng hoặc thẻ thanh toán phát huy đƣợc vai trị. Bởi, những thơng tin liên quan đến thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh tốn đã đƣợc ngân hàng kiểm tra trong quá trình đăng ký cấp tín dụng, và q trình liên kết thẻ với những trang bán hàng thƣơng mại trực tuyến, những ứng dụng bán hàng nhƣ một sự kiểm chứng từ bên thứ ba đối với những thơng tin có liên quan về thơng tin chủ thể của ngƣời tham gia giao dịch. Và do vậy, câu chuyện về thông tin chủ thể đƣợc minh bạch thơng qua việc liên kết thanh tốn trực tuyến. Khơng dừng lại ở đó, đối với việc liên kết thẻ thì một khoản tiền, một hạn mức tín dụng trong tài khoản thẻ nhƣ một khoản tiền bảo đảm khi bên ngƣời tiêu dùng không thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung đã đƣợc giao kết trong hợp đồng. Chẳng hạn, việc đặt hàng trực tuyến của ngƣời tiêu dùng đã đƣợc hoàn tất nhƣng đến lúc giao hàng thì ngƣời tiêu dùng cố tình khơng thực hiện việc nhận hàng và thanh tốn thì một khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng thông qua việc liên kết thanh toán trực tuyến cũng khiến cho bên sử dụng kênh bán hàng tự giác và có trách nhiệm hơn đối với những nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Nếu nhƣ những biện pháp vừa nêu đề cập đến đảm bảo thực hiện hợp đồng của ngƣời tiêu dùng thì những biện pháp nào đƣợc áp dụng nhằm giải quyết câu chuyện của bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong hợp đồng thƣơng mại điện tử. Theo đó, Điều 82 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thƣơng mại điện tử hoặc ứng dụng di động:
“Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động” với mức hình phạt cao nhất là 05 triệu đồng và biện
pháp khắc phục là cải chính những thơng tin sai sự thật. Một mức chế tài thấp so với trị giá giao dịch cùng đội ngũ cơ quan quản lý nhà nƣớc không minh bạch khiến quyền lợi của ngƣời tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay phần lớn bị ảnh hƣởng nếu nhƣ khơng có những sự điều chỉnh và can thiệp phù hợp từ những sự thay đổi luật định và trách nhiệm của cơ quan công quyền. Một hệ thống quy định pháp luật đầy đủ đến mức nào đi chăng nữa vẫn khơng thể thiếu vai trị thực thi pháp luật một cách công tâm, minh bạch từ cơ quan quản lý nhà nƣớc, nếu nhƣ không muốn những tiêu cực và quyền lợi các bên giao dịch bị ảnh hƣởng nhƣ thực tế đang diễn ra hiện nay.
Ngồi ra, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt cịn mang đến nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền nói chung cũng nhƣ cho những chủ thể tham gia giao dịch trên thị trƣờng nói riêng60. Dƣới góc độ quản lý, cơ quan nhà nƣớc sẽ kiểm sốt đƣợc sự dịch chuyển của dịng tiền thơng qua việc lƣu trữ thơng tin có liên quan trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại; Hạn chế việc lƣu trữ tiền mặt trong nền kinh tế khi mà tiền đƣợc đƣa vào kinh doanh, tiêu dùng tác động đến việc kích cầu và tăng trƣởng của nền kinh tế; Ngân hàng thƣơng mại bớt đƣợc nguy cơ mất khả năng thanh tốn cũng nhƣ tăng hiệu quả bởi vịng xoay vốn đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả; Kiểm sốt đƣợc việc nộp thuế nhà nƣớc cũng nhƣ các gian lận thƣơng mại liên quan đến việc trốn thuế và rửa tiền. Dƣới góc độ doanh nghiệp thì việc thanh tốn trực tuyến tạo điều kiện đảm bảo cho giao dịch đƣợc giao kết và thực hiện nhƣ một sự cam kết từ phía ngƣời tiêu dùng, kiểm tra thơng tin về chủ thể, tiết kiệm đƣợc chi phí giao dịch,... Chính những lợi ích dƣới
60
Quyết định số 2545/QĐ/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Quyết định phê duyệt đề án phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại việt nam giai đoạn 2016 – 2020.
góc độ kinh tế và quản lý, quốc gia không dùng tiền mặt đang là xu hƣớng và mục tiêu đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới kiên định theo đuổi trong đó có nƣớc ta.
Thứ hai, vấn đề khơng minh bạch thơng tin hàng hố, dịch vụ từ phía nhà cung cấp. Nhận thấy, đây là một vấn đề thực tế diễn ra khá phổ biến khiến quyền lợi của
ngƣời tiêu dùng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng mặc dù không thiếu những quy định pháp luật hiện hành ràng buộc trách nhiệm của nhà cung cấp. Chẳng hạn, Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 2010 (LBVQLNTD 2010) quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm trong việc cung cấp thơng tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng như: Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; Niêm yết cơng khai giá hàng hóa, dịch vụ; Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phịng ngừa; Cung cấp thơng tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành; Thơng báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch”. Thế nhƣng, trên thực tế việc vi
phạm vẫn diễn ra một cách công khai và ngày càng phổ biến. Do vậy, một số biện pháp mang tính chất quyết liệt hơn từ cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm xảy ra. Theo đó, quy định bắt buộc về việc đóng góp ý kiến phản hồi sau khi chấm dứt việc thực hiện hợp đồng, và những đóng góp này đƣợc hiển thị nguyên bản không bị chỉnh sửa hoặc che dấu từ nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Nhƣ vậy, ngƣời tiêu dùng có cơ hội đƣợc thơng tin đến những ngƣời tiêu dùng khác về hiệu quả cũng nhƣ chất lƣợng thật sự của hàng hoá, dịch vụ mà bản thân những ngƣời đóng góp ý kiến đã có những sự trải nghiệm. Ngồi ra, bằng thẩm quyền quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nƣớc cần đƣa ra danh sách cảnh báo những trang bán hàng, những ứng dụng di động có hành vi vi phạm về việc khơng minh bạch, che đậy thông tin sản phẩm lên những trang báo chí truyền thơng, để ngƣời tiêu dùng không bị nhầm lẫn trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng và qua đó sẵn sàng rút giấy phép đăng ký kinh doanh, khoá trang bán hàng trực tuyến, ứng