6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.2.3 Nguồn luật liên quan đến hợp đồng thƣơng mại điện tử
1.2.3.1 Nguồn luật trong nước
Nhận thấy, một trong những điều kiện để nƣớc ta có thể gia nhập WTO đó chính là việc thể chế hố pháp luật trong nƣớc. Nếu nhƣ trƣớc năm 2005, sự vắng bóng những văn bản luật điều chỉnh những vấn đề khác nhau trong xã hội thì sau dấu mốc quan trọng đó, hàng loạt những đạo luật, luật cũng nhƣ văn bản hƣớng dẫn ra đời nhằm điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực mà WTO đề ra, trong đó thƣơng mại điện tử nói chung cũng nhƣ hợp đồng điện tử nói riêng là một trong những lĩnh vực đƣợc ban hành nhằm đạt đƣợc những điều kiện gia nhập. Luật Giao dịch điện tử 2005 ra đời nhƣ một minh chứng cho sự thể chế hoá pháp luật nội địa mặc dù thƣơng mại điện tử trong giai đoạn này hầu nhƣ vẫn còn xa lạ với ngƣời tiêu dùng.
23 Điều 3.3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”.
24 Điều 1.7 UNIDROIT quy định: “Các bên trong hợp đồng phải hành động phù hợp với tinh
thần thiện chí và trung thực trong các giao dịch thương mại quốc tế”; Điều 1.02 Nguyên tắc về hợp
đồng châu Âu quy định: “Các bên được tự do giao kết hợp đồng xác định nội dung hợp đồng phụ
Bên cạnh đó, một quan hệ pháp luật thƣơng mại điện tử không chỉ chịu sự điều chỉnh duy nhất của Luật Giao dịch điện tử mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản luật khác có liên quan. Có thể kể đến nhƣ, Hiến pháp 2013, Bộ luật Dân sự 2005 đã đƣợc sửa đổi thành Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thƣơng mại 2005, Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (SĐ-BS năm 2009), Luật Doanh nghiệp 2005 đã đƣợc sửa đổi thành Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tƣ 2005 đã đƣợc sửa đổi thành Luật Đầu tƣ 2014, và những văn bản luật khác có liên quan mà hiện nay vẫn còn hiệu lực thi hành hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp với môi trƣờng kinh doanh hiện tại trong nƣớc.
Với cách chia hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thành hai loại là văn bản luật và văn bản dƣới luật, thì sự đề cập bên trên là những văn bản luật nhằm điều chỉnh quan hệ pháp luật thƣơng mại điện tử. Bên cạnh đó, những văn bản dƣới luật đa phần đƣợc thể hiện dƣới dạng nghị định hƣớng dẫn, thông tƣ chuyên ngành cấp bộ nhằm hƣớng dẫn thực hiện những vấn đề phát sinh so với luật, trong đó bao gồm những thủ tục hành chính nhà nƣớc trong việc cấp phép, đăng ký hoạt động cũng nhƣ những nội dung về quản lý hành chính nhà nƣớc. Chẳng hạn, để hƣớng dẫn những vấn đề có liên quan đến hợp đồng điện tử thì có những văn bản hƣớng dẫn nhƣ: Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thƣơng mại điện tử, Nghị định 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bƣu chính, viễn thơng, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện và vơ số những văn bản hƣớng dẫn khác có liên quan đến hợp đồng thƣơng mại điện tử hiện nay.
1.2.3.2 Nguồn luật nước ngoài
Thƣơng mại điện tử không chỉ dừng lại ở sự điều chỉnh của nguồn pháp luật trong nƣớc, mà hơn hết chính sự giao lƣu thƣơng mại trực tuyến giữa các quốc gia khiến lĩnh vực thƣơng mại quốc tế tƣ trở thành một phần tất yếu và những quan hệ mang yếu tố nƣớc ngoài này chịu sự điều chỉnh của nguồn luật nƣớc ngoài. Nhận thấy, nguồn luật nƣớc ngoài hiện nay cũng khá đa dạng trong việc thể hiện các dạng văn bản, bao gồm: Nguồn luật thực định của những quốc gia có vai trị điều chỉnh
trong mối quan hệ thƣơng mại điện tử; những phán quyết của cơ quan tồ án, trọng tài thƣơng mại có giá trị áp dụng bắt buộc nhƣ văn bản pháp luật thành văn; những tập quán thƣơng mại quốc tế đƣợc các chủ thể áp dụng một cách xuyên suốt và đƣợc thừa nhận rộng rãi trong chuỗi chuyển dịch hàng hố, dịch vụ, cũng nhƣ những cơng ƣớc, điều ƣớc quốc tế thành văn mà các quốc gia thành viên áp dụng trực tiếp hoặc đƣợc thoả thuận áp dụng. Có thể kể đến một số văn bản pháp luật nƣớc ngồi đang có hiệu lực và có giá trị thi hành đối với các bên tham gia trong một quan hệ thƣơng mại điện tử có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ: Luật mẫu về thƣơng mại điện tử (UNCITRAL Model law on Electronic commerce), Luật mẫu về chữ ký điện tử (UNCITRAL Model law on Electronic signature), Công ƣớc về việc sử dụng thông tin điện tử trong hợp đồng quốc tế (UN Convention on the Use of Electronic communications in international contracts), Incoterms (International commercial terms), eUCP (The Uniform customs and Practice for documentary credits),…Việc chỉ ra nguồn pháp luật nƣớc ngồi cịn mang ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng, giải quyết tranh chấp phát sinh mà các chủ thể cũng cần quan tâm nếu nhƣ hƣớng những sản phẩm, dịch vụ của mình ra tầm khu vực và trên thế giới.
Theo trên, trong lĩnh vực thƣơng mại điện tử có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc thực hiện giữa doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ với ngƣời tiêu dùng, một trong nội dung đƣợc quan tâm đó chính là việc doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ thƣờng ấn định những điều kiện về chọn luật áp dụng, về thẩm quyền tài phán của cơ quan xét xử trong những điều kiện giao dịch chung, hoặc ở những hợp đồng trực tuyến do doanh nghiệp cung ứng soạn sẵn. Vấn đề đƣợc đặt ra là liệu những điều kiện chọn luật đó cũng nhƣ những thoả thuận về thẩm quyền xét xử (thoả thuận trọng tài là một trƣờng hợp điển hình) có hiệu lực và ràng buộc trách nhiệm đối với các bên tham gia khi hợp đồng đƣợc hình thành hay khơng, khi mà bên gia nhập, ngƣời tiêu dùng khơng có điều kiện cũng nhƣ cơ hội để điều chỉnh những điều khoản đó?
Luật GDĐT 2005 cũng nhƣ nghị định hƣớng dẫn không quy định các trƣờng hợp chọn luật áp dụng trong quá trình tranh chấp mang yếu tố nƣớc ngoài giữa
những tổ chức, cá nhân với nhau, do vậy những quy định về chọn luật áp dụng trong BLDS cũng đƣợc áp dụng nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh. Theo đó, Điều 683.1 BLDS 2015 quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa
chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”.
Theo những nguyên tắc chung về pháp luật hợp đồng cũng nhƣ những nguyên tắc chung của tƣ pháp quốc tế thì việc chọn luật áp dụng đƣợc pháp luật trao cho các bên quyền ƣu tiên thoả thuận. Tuy vậy, pháp luật cũng loại trừ một số quan hệ pháp luật chịu sự điều chỉnh của nguồn pháp luật nội địa. Nhận thấy, liên quan đến hợp đồng thƣơng mại điện tử có yếu tố nƣớc ngồi, thì trƣờng hợp này nằm trong việc loại trừ áp dụng kể trên. Theo đó, trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong
hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng, theo Điều
683.5 BLDS 2015. Với tinh thần ƣu tiên bảo vệ những quan hệ yếu thế trong nƣớc, trong đó có ngƣời tiêu dùng, pháp luật Việt Nam đã loại trừ áp dụng pháp luật nƣớc ngoài nếu quyền lợi tối thiểu của ngƣời tiêu dùng bị ảnh hƣởng. Và cũng thông qua điều luật này, sự ảnh hƣởng của ngƣời tiêu dùng không đƣợc thể hiện rõ bởi những điều khoản khác cũng nhƣ những văn bản hƣớng dẫn. Tuy nhiên, theo quan điểm của ngƣời viết, ảnh hƣởng đến quyền lợi tối thiểu khi đáp ứng đƣợc một trong các điều kiện sau đây: (i) Mục đích của giao dịch khơng đáp ứng đƣợc khi áp dụng pháp luật nƣớc ngoài; (ii) Việc áp dụng pháp luật nƣớc ngoài ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, tổ chức trong nƣớc khi có tranh chấp phát sinh, mà những ảnh hƣởng này đƣợc xem là nặng hơn so với việc áp dụng những quy định pháp luật Việt Nam.
Một vấn đề chính mà chúng ta cần xem xét đến đó là, liệu những điều khoản về chọn luật áp dụng, chọn thẩm quyền xét xử có ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, nhất là đối với ngƣời tiêu dùng, bên đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử. Nhận thấy, bản chất của những điều khoản về chọn luật áp dụng
và chọn thẩm quyền tài phán cũng giống nhƣ những điều khoản pháp luật nội dung đƣợc thể hiện trong hợp đồng hoặc trong đề nghị giao kết. Chẳng hạn với cách thức giao dịch đƣợc thực hiện thông qua kênh bán hàng trực tuyến website, thì những điều khoản về luật áp dụng và thẩm quyền xét xử đƣợc công bố trên trang bán hàng, việc một bên khi tiến hành đề nghị giao kết bằng cách gia nhập vào trang bán hàng trực tuyến đồng nghĩa với việc ngƣời tiêu dùng đồng ý với điều những điều khoản nêu trên. Có thể thấy, trong những trƣờng hợp này, ngƣời tiêu dùng không hoặc không thể điều chỉnh đƣợc những điều khoản do một bên ấn định sẵn. Tuy vậy, thông qua một số cách thức mà pháp luật vẫn loại trừ việc áp dụng sau khi hợp đồng đã giao kết nhƣ đã nêu trên, chẳng hạn đối với quyền lợi ngƣời tiêu dùng bị ảnh hƣởng một cách đáng kể mà điều luật trên vừa đề cập đến. Chúng ta vẫn có tìm thấy quy định liên quan đến việc loại trừ thẩm quyền xét xử đối với ngƣời tiêu dùng nhằm bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ thể này. Chẳng hạn tại Điều 17 Luật TTTM 2010 quy định: “Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận”. Và việc quy định nhƣ Luật TTTM 2010 là
hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế cũng nhƣ đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngƣời tiêu dùng – vốn dĩ đƣợc xem là bên yếu thế trong mối quan hệ thƣơng mại điện tử, và đƣợc pháp luật bảo vệ nhằm tăng vị trí cơng bằng trong những hợp đồng theo mẫu hay những điều kiện giao dịch chung có nguy cơ bị áp đặt một cách bất lợi.
Ngoài ra, theo quan điểm của ngƣời viết, chúng ta vẫn có thể áp dụng thêm nhiều biện pháp rút lui khỏi điều khoản chọn luật áp dụng bằng những phán quyết, những lập luận của cơ quan tài phán. Chẳng hạn nhƣ những điều khoản về chọn luật áp dụng, chọn thẩm quyền xét xử mà cơ quan xét xử cần xem xét về trình độ nhận biết chung, trình độ nhận biết ở một mức trung bình ngƣời tiêu dùng khơng hoặc
không thể nhận thức đƣợc nên đã đề nghị giao kết hợp đồng trên trang bán hàng thƣơng mại trực tuyến với những điều khoản nêu trên. Hoặc những điều khoản về chọn luật áp dụng, chọn thẩm quyền xét xử quá dài khiến ngƣời tiêu dùng khơng thể kiểm sốt hết đƣợc cũng là vấn đề mà q trình giải thích pháp luật của cơ quan xét xử cần cân nhắc khi bảo vệ quyền lợi bên gia nhập.
Một quan hệ thƣơng mại điện tử có yếu tố nƣớc ngồi là không hiếm gặp ngày nay bởi sự giao thƣơng hàng hoá trong chuỗi chuyển dịch kinh tế toàn cầu. Việc xem xét đến nguồn luật nƣớc ngoài cũng nhƣ những điều kiện trực tiếp điều chỉnh một quan hệ thƣơng mại là điều mà các bên giao kết hợp đồng quan tâm nhằm loại trừ những rủi ro cho các bên tham gia, cũng nhƣ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí giao dịch. Do vậy, việc xem xét và tìm hiểu những vấn đề nêu trên góp phần tạo nên hành lang pháp lý an toàn cũng nhƣ tạo đƣợc vị thế công bằng cho các chủ thể trong hợp đồng thƣơng mại điện tử.
CHƢƠNG 2: GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM