Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 50)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.1.4 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thƣơng mại điện tử

Nếu ở phần trên đề cập đến đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết – một cách thức đƣợc áp phổ biến trong việc giao kết hợp đồng điện tử thì ở phần này, vấn đề đƣợc các bên tham gia quan tâm đó chính là khi nào hợp đồng giữa các bên có hiệu lực và ràng buộc quyền lợi, nghĩa vụ của các bên với nhau. Mà thơng qua các giải thích của GS Vũ Văn Mẫu, sự kết lập khế ƣớc hay giao kết hợp đồng sớm hay muộn tuỳ theo học thuyết chấp nhận, đều rất quan trọng về mặt pháp lý, vì thời điểm và nơi giao kết có nhiều hệ quả xảy ra42

.

Theo đó, thời điểm có hiệu lực đƣợc hiểu là thời điểm hợp đồng đƣợc hình thành nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Và kể từ thời điểm này trở đi thì các bên có nghĩa vụ tuân thủ những điều khoản đã đƣợc thoả thuận. Nếu nhƣ một hợp đồng truyền thống thì thời điểm có hiệu lực thƣờng rơi vào thời điểm hai bên thực hiện việc ký kết và hồn chỉnh hợp đồng, cịn đối với hợp đồng điện tử đƣợc thực hiện thông qua đề nghị và chấp nhận đề nghị thì Điều 400.1 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết”; Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website

42

- . Bộ

thương mại điện tử là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định”. Và

Điều 10.2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Thời điểm nhận một chứng từ điện

tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được”. Có thể thấy, thời điểm giao kết một hợp đồng thƣơng mại

điện tử đơn thuần không đƣợc pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể mà nghị định chỉ đề cập đến duy nhất trƣờng hợp thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện qua kênh bán hàng trực tuyến. Thông qua, sự định nghĩa của pháp luật hợp đồng bằng những quy định dân sự cũng nhƣ những quy định pháp luật chun ngành thì có thể khái qt nhƣ sau: “Hợp đồng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm bên đề nghị nhận được chấp

nhận đề nghị giao kết và có khả năng truy cập vào chấp nhận đề nghị giao kết đó”.

Do vậy, 02 điều kiện để hợp đồng thƣơng mại điện tử có hiệu lực khi (i) bên đề nghị nhận đƣợc chấp nhận đề nghị, (ii) chấp nhận đề nghị nhập vào hệ thống thông tin

của bên đề nghị nói riêng cũng nhƣ bên đề nghị nhận biết đƣợc sự chấp thuận từ bên đƣợc đề nghị nói chung. Ngồi ra, theo quan điểm của ngƣời viết, cần quy định bổ sung điều kiện thông báo về khả năng nhận biết chấp thuận của bên đề nghị. Chẳng hạn, đối với thƣơng mại điện tử trực tuyến website thì việc chấp nhận đề nghị đƣợc thực hiện tự động là chủ yếu, do vậy bên đề nghị có thể biết ngay việc chấp nhận đó. Tuy nhiên, đối với thƣơng mại điện tử theo cách thức thuần tuý nhƣ email, mạng xã hội, máy fax,... thì có thể chấp nhận đã nhập vào hệ thống của bên đề nghị nhƣng bên đề nghị vơ tình hay cố ý khơng nhận biết đƣợc sự chấp nhận đó, hoặc đã nhận biết đƣợc sự chấp nhận đề nghị nhƣng khơng thể hiện cho bên cịn lại biết, do vậy tạo nên những bất lợi cho bên đƣợc đề nghị trong trƣờng hợp này. Trên thực tế, dựa trên tính chất thiện chí và trung thực khi giao kết hợp đồng thì việc thơng báo khơng là bắt buộc43, nhƣng cách làm nhƣ vậy đƣợc xem nhƣ một sự thiện chí nhằm tiến đến một hợp đồng đƣợc giao kết giữa các bên.

43

Điều 2.12 của UNIDROIT cũng quy định đối việc xác nhận lại hợp đồng. Bằng cách đó, bên đề nghị thể hiện chấp nhận đã đƣợc gởi đến mình, và nhƣ một cơ hội để bên đề nghị có thể xác nhận lại những nội dung giao dịch mà mình đã đƣa ra trƣớc đó.

Thơng qua những quy định cũng nhƣ những phân tích bên trên, nhận thấy pháp luật Việt Nam đang giải quyết vấn đề thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo học thuyết tiếp nhận, từ những nguồn học tuyết sau đây44: 1) Theo lý thuyết tuyên bố ý chí, sự ưng thuận được coi như đã có từ ngày người thụ lãnh tuyên bố ý chí ưng thuận hoặc bằng thư thường hoặc bằng thư điện tín; 2)Theo lý thuyết vận tống, sự ưng thuận chỉ có kể từ ngày bức thư hay điện tín được gởi đi cho người đề ước45

; 3) Theo lý thuyết tiếp nhận, sự kết lập khế ước được hoãn đến lúc người đề ước nhận được bức thư hay điện tín nói trên; 4) Theo lý thuyết thơng đạt, sự kết lập này được hoãn lui lại cho đến khi người đề ước thực sự được biết rõ sự ưng thuận đó. Dựa

theo những quy định trên có thể nhận thấy một điều, pháp luật Việt Nam đang chấp nhận học thuyết tiếp nhận không chỉ đối với hợp đồng thƣơng mại điện tử mà kể cả một hợp đồng truyền thống thông qua Điều 400.1 BLDS 2015. Theo quan điểm của ngƣời viết, việc chấp nhận học thuyết tiếp nhận là hoàn toàn thuyết phục, bởi nếu áp dụng học thuyết vận tống thì rủi ro đƣợc chuyển về cho bên đƣợc đề nghị, bên đƣợc nghị sẽ phải gánh chịu những rủi ro trong q trình truyền đạt ý chí liên quan đến việc chấp nhận đề nghị của mình. Một cách khách quan để nhận định, chỉ vì những rủi ro liên quan đến việc truyền đạt ý chí thơng qua thƣ điện tử, thƣ tín, đƣờng truyền dữ liệu,... nhằm ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia là không phù hợp với thực tế. Và do vậy, trong thƣơng mại điện tử, việc bên đề nghị nhận đƣợc chấp nhận đề nghị cũng nhƣ có khả năng truy cập, nhận biết đƣợc chấp nhận để hành động theo và cấu thành nên hợp đồng là hồn tồn thích hợp với những điều kiện thƣơng mại cũng nhƣ phù hợp với ý chí giao kết hợp đồng của các bên tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)