Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 48)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.1 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.1.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử

Một đề nghị giao kết hợp đồng không đƣợc xem là hợp đồng nếu nhƣ không đƣợc sự chấp nhận từ bên còn lại. Điều 393.1 BLDS 2015 quy định: “Chấp nhận đề

nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Và điều 19.1 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thơng tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng”. Vấn đề đƣợc đặt ra là chấp nhận đề nghị tuy không đƣợc

quy định trong pháp luật chuyên ngành là chấp nhận toàn bộ hay một phần, nhƣng thơng qua tính chất pháp luật hợp đồng nền tảng, việc chấp nhận phải đƣợc thực hiện với tính chất là chấp nhận tồn bộ nội dung đề nghị. Thơng qua đó, việc chấp nhận một phần nhƣng có sự thay đổi, bổ sung những điều khoản trong lời đề nghị giao kết ban đầu đƣợc xem là một chào hàng ngƣợc hay một đề nghị giao kết ngƣợc lại29

(counter-offer30).

28

Phán quyết của Toà án Tối cao Singapore đối với tranh giữa Chwee Kin Keong và Digilandmall.com Pte Ltd, (2005).

29 Một quy định tƣơng tự tại Điều 19.1 CISG 1980: “Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp

nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một chào hàng mới”.

30

O'Sullivan & Hilliard's, 2016. The law of Contract. 5th ed. Oxford University Press, p27. “The acceptance must correspond to the terms of the offer. If the offeree‟s statement seeks to vary the terms of the offer, the offeree will be taken to have rejected the original offer and be making an offer of his own, known as a „counter-offer‟.”.

Quay trở lại với trƣờng hợp chấp nhận lời đề nghị giao kết trong trƣờng hợp lời đề nghị đƣợc thực hiện thông qua những kênh bán hàng trực tuyến. Theo đó, trên những trang bán hàng thƣơng mại trực tuyến thông qua website hiện nay thì việc chấp nhận lời đề nghị (lệnh đặt hàng) đƣợc thực hiện một cách tự động thông qua việc lƣu trữ, chấp nhận, phản hồi của hệ thống thông tin điện tử đến ngƣời đặt hàng. Nhiều trƣờng hợp chỉ ra rằng trang bán hàng trực tuyến cho phép khách hàng lựa chọn hàng hoá, cung cấp thơng tin và hồn tất việc thanh tốn, dƣờng nhƣ hoàn tất việc giao kết một hợp đồng thƣơng mại điện tử31. Do vậy, vấn đề pháp lý đƣợc đặt ra là việc chấp nhận tự động khơng có sự can thiệp ý chí của con ngƣời cũng nhƣ tự nguyện giao kết có đƣợc xem là chấp thuận tồn bộ đề nghị theo quy định pháp luật hiện hành hay không? Điều 13 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với một người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì khơng có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết”. Thông

qua quy định trên thì việc chấp nhận lời đề nghị thực hiện một cách tự động và không bị phủ nhận giá trị pháp lý về hình thức32. Tuy nhiên vấn đề năng lực hành vi, sự tự nguyện của bên chấp nhận đề nghị đƣợc thể hiện nhƣ thế nào thì khơng đƣợc pháp luật thực định hiện hành làm rõ. Thơng qua đó, do tính chất đặc thù của việc mua bán thơng qua kênh bán hàng trực tuyến nói riêng cũng nhƣ thƣơng mại điện tử nói chung, việc chấp nhận đề nghị tự động đƣợc xem là một ngoại lệ của chế định đề nghị giao kết và nên đƣợc quy định một cách chi tiết bởi pháp luật chuyên ngành. Bởi lẽ, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế định đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị là bên nhận đƣợc đề nghị phải biết rõ về lời đề nghị để đề nghị

31

O'Sullivan & Hilliard's, 2016. The law of Contract. 5th ed. Oxford University Press, p39.

32

đƣợc xem là có hiệu lực33

. Và vấn đề này đƣợc đề cập chi tiết hơn ở phần năng lực chủ thể đƣợc phân tích ở những phần dƣới đây.

Cùng với những phân tích liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ở trên, có hai trƣờng hợp mà chúng ta cần xem xét dựa trên việc chấp nhận tự động lời đề nghị giao kết trên những kênh bán hàng thƣơng mại trực tuyến. Trƣờng hợp đầu tiên, việc chấp nhận tự động đƣợc thực hiện có sự can thiệp của nhân viên công ty thông qua việc xử lý đơn hàng từ hệ thống dữ liệu, đây đƣợc xem nhƣ một sự nhân danh và thay mặt công ty chấp nhận lời đề nghị giao kết. Và việc chấp nhận đó đƣợc hiểu là bên cung ứng thƣơng mại trực tuyến sử dụng chế định uỷ quyền ngầm định hay uỷ quyền nội bộ34

. Bằng cách nhân viên xử lý đơn hàng là bên nhận uỷ quyền nội bộ để chấp nhận lời đề nghị giao kết, và từ đó hợp đồng thƣơng mại điện tử đƣợc hình thành nhƣng vẫn đảm bảo tính hình thức của hợp đồng, ý chí của các bên tham gia cũng nhƣ thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng theo những nguyên tắc pháp luật nền tảng. Trƣờng hợp thứ hai đƣợc đề cập đến là trƣờng hợp hệ thống chấp nhận hoàn toàn tự động mà không thông qua việc xử lý đơn hàng của nhân viên, khi mà giao dịch gần nhƣ hoàn thành và bên mua, ngƣời tiêu dùng cũng đã thực hiện việc thanh tốn. Có thể thấy bản chất của trang bán hàng trực tuyến lúc này vừa mang bản chất của đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết, vừa mang bản chất của hợp đồng mẫu hay điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng35. Khi đó, trong trƣờng hợp này bên cung ứng trang thƣơng mại trực tuyến đƣa ra lời đề nghị giao kết đến với công chúng, và việc ngƣời tiêu dùng chấp nhận những điều

33

O'Sullivan & Hilliard's, 2016. The law of Contract. 5th ed. Oxford University Press, p27. “Law requires the offeree to know of the offer in order to validly accept it, so if I offer a reward of £100 to anyone who returns my lost dog, and, without knowing of the offer, you return my dog, you cannot claim the £100”.

34 Điều 142.1 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện

xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch; b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý”.

35

khoản hay những điều kiện giao dịch của trang bán hàng thông qua việc chấp nhận lời đề nghị thì vấn đề chấp nhận đề nghị khơng cịn nằm ở vị trí của bên cung ứng trang thƣơng mại trực tuyến mà nằm ở ngƣời tiêu dùng, và việc chứng minh ý chí của đối tƣợng này là tƣơng đối dễ do việc thể hiện ý chí là minh thị thơng qua những sự chấp thuận trên trang bán hàng và trong trƣờng hợp này là đáp ứng các yêu cầu mà pháp luật đề ra.

Một vấn đề khác là, việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện bằng hình thức nhƣ thế nào? Điều 19.1 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải

được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thơng tin có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin của khách hàng”. Nhận thấy, nghị định hƣớng dẫn đã

không rõ ràng trong việc quy định một cách chung nhất về hình thức của chấp nhận đề nghị mà chỉ quy định riêng lẻ chấp nhận đề nghị giao kết trong trƣờng hợp giao dịch thông qua kênh bán hàng trực tuyến website. Và tinh thần của quy định trên cho thấy chấp nhận đề nghị phải đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện điện tử, thông qua việc quy định thơng tin chấp nhận đề nghị có thể lƣu trữ, in và hiển thị đƣợc tại hệ thống thông tin của khách hàng. Một điều dễ nhận thấy, trong hoạt động thƣơng mại điện tử thì chấp nhận phần lớn đƣợc thực hiện dƣới dạng thông tin điện tử và bằng phƣơng tiện điện tử, tuy nhiên, đó khơng phải là hình thức duy nhất. Theo quan điểm của ngƣời viết, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử đƣợc thực hiện dƣới bất kỳ hình thức nào, lời nói, bằng văn bản, kể cả hành vi trên thực tế36. Chẳng hạn, nếu đề nghị đƣợc thực hiện trên kênh bán hàng trực tuyến thông qua khởi tạo đề nghị của ngƣời tiêu dùng, khơng có lý do gì một chấp nhận đề nghị từ bên bán hàng, bên cung ứng dịch vụ của trang thƣơng mại điện tử trực tuyến phải đƣợc thực hiện thông qua phƣơng tiện và dữ liệu điện tử. Tƣơng tự, một đề nghị giao kết đƣợc bên đề nghị khởi tạo bằng email thì khơng có lý do gì để bắt buộc việc chấp nhận phúc đáp cũng đƣợc thực hiện thơng qua email. Thay vào đó, sẽ là hợp lý

36

hơn cho các bên tham gia khi các bên có quyền tuỳ chọn hình thức phúc đáp việc chấp nhận đề nghị, miễn sao nội dung chấp nhận đề nghị đó truyền đến bên đề nghị một cách chính xác và đầy đủ. Việc quy định hình thức chấp nhận nhƣ cách trên không những tạo ra sự hạn chế trong cách thức giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử mà còn khiến vai trò nền tảng chung của pháp luật bị hạn chế, khơng bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng.

Đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết là một chế định đƣợc áp dụng một cách xuyên suốt trong chuỗi quá trình giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử nói chung. Việc tìm hiểu đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết thông qua những cách thức giao dịch kể trên và những quy định pháp luật góp phần tìm ra những giải pháp nhằm củng cố pháp luật hiện hành. Và những phần dƣới đây sẽ đề cập đến những nội dung khác có liên quan đến việc đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

2.1.3 Thay đổi, rút lại, huỷ bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử

Nếu nhƣ việc đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết đƣợc thực hiện một cách suôn sẻ sẽ cấu thành nên một hợp đồng ràng buộc các bên tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình giao kết, khơng phải lúc nào ý chí cũng nhƣ mục tiêu của các bên đều có thể gặp đƣợc nhau. Do vậy, sự điều chỉnh ý chí, thay đổi dự định giao kết là một điều không thể tránh khỏi trong q trình giao kết một hợp đồng nói chung cũng nhƣ một hợp đồng thƣơng mại điện tử nói riêng. Và trong những phần bên dƣới đây, việc tìm hiểu những quy định có liên quan đến việc thay đổi, huỷ bỏ, rút lại hoặc chấm dứt đề nghị giao kết cũng nhằm phân tích những cách thức thay đổi ý định và những quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

2.1.3.1 Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử

Trong thực tiễn lập pháp của một số quốc gia trên thế giới và một số công ƣớc về thƣơng mại đều quy định đối trƣờng hợp rút lại đề nghị giao kết37. Thơng qua đó,

37

hợp lý hơn khi pháp luật Việt Nam nên quy định đối với trƣờng hợp rút lại đề nghị giao kết tƣơng tự nhƣ quy định các quốc gia và công ƣớc thƣơng mại kể trên38. Bởi, theo cách làm luật của các quốc gia cũng nhƣ công ƣớc về thƣơng mại đó, sự sửa đổi đề nghị giao kết đồng nghĩa với việc đề nghị gởi trƣớc đó khơng có hiệu lực, và đề nghị đã đƣợc thay đổi có hiệu lực, tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp rút lại đề nghị giao kết. Việc pháp luật Việt Nam phân định 02 trƣờng hợp là thay đổi và rút lại đề nghị nhƣ Điều 389 BLDS 2015 nhƣng không làm rõ liệu một sự thay đổi đề nghị thì đề nghị cũ có ràng buộc tiếp tục hay khơng, và nếu những điều khoản thay đổi tƣơng ứng có hiệu lực, việc thay đổi “không đáng kể” đƣợc giải quyết nhƣ thế nào hoặc

việc thay đổi đề nghị có huỷ bỏ hiệu lực hồn tồn của đề nghị trƣớc đó hay khơng đều không đƣợc pháp luật thực định Việt Nam làm rõ. Sẽ thuyết phục hơn nếu pháp luật chỉ quy định đối với trƣờng hợp rút lại đề nghị giao kết. Điều đó đồng nghĩa với đề nghị đƣợc gởi trƣớc khi sửa đổi hồn tồn khơng có hiệu lực và chỉ đề nghị sau khi sửa đổi có hiệu lực và qua đó đề nghị sau khi sửa đổi ràng buộc quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia nếu hợp đồng đƣợc cấu thành từ sự chấp nhận lời đề nghị giao kết đó.

Đối với trƣờng hợp rút lại đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử thì Điều 389.1 BLDS 2015 quy định: “Bên đề nghị giao kết có thể thay đổi, rút lại đề

nghị trong trường hợp: a) Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh”. Nhận thấy, văn

bản pháp luật chuyên ngành cụ thể là Nghị định 52/2013/NĐ-CP khơng có quy định trƣờng hợp liên quan đến thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử, do vậy những quy định pháp luật dân sự liên quan đƣợc áp dụng để điều chỉnh trong trƣờng hợp này. Căn cứ quy định đã nêu ở trên thì có hai trƣờng hợp bên đề nghị có thể thay đổi và rút lại đề nghị giao kết. Đối với trƣờng hợp đầu tiên là đề

38

nghị có điều kiện, nếu điều kiện đó đƣợc thể hiện một cách rõ ràng trong đề nghị giao kết và khi điều kiện đó phát sinh thì bên đề nghị có quyền thay đổi hoặc rút lại theo đúng nội dung mà bên đề nghị đã thể hiện. Chẳng hạn điều kiện về thời gian trả lời chấp nhận cũng đƣợc xem là một điều kiện để rút lại hoặc thay đổi đề nghị giao kết nhƣ: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ thời điểm bên được đề nghị nhận

được email và có phản hồi về việc nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, nếu bên được đề nghị khơng có ý kiến về việc chấp nhận thì bên đề nghị có quyền thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị đã gửi”. Đây đƣợc xem là trƣờng hợp tạo điều kiện thuận lợi

cho bên đề nghị chủ động về mặt thời gian cũng nhƣ tăng khả năng tƣơng thích với những chủ thể khác nhằm mục đích giao kết hợp đồng thay vì chỉ trong chờ vào ý định chấp nhận không rõ ràng của bên đƣợc đề nghị. Thứ hai, vấn đề đƣợc đặt ra nhƣ sau, bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong khi bên đƣợc đề nghị nhận đƣợc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị “trước hoặc cùng với thời

điểm” nhận đƣợc đề nghị. Một cách khách quan nhận thấy, đây là trƣờng hợp này

rất ít xảy ra trong hoạt động thƣơng mại điện tử. Bởi, việc đề nghị đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện cũng nhƣ thông điệp dữ liệu điện tử do vậy, trừ trƣờng hợp có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)