Hợp đồng theo mẫu, điều khoản bất cân xứng và vấn đề bảo vệ quyền lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 64 - 70)

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

2.2 THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

2.2.2 Hợp đồng theo mẫu, điều khoản bất cân xứng và vấn đề bảo vệ quyền lợ

chung, pháp luật hiện hành nƣớc ta hiện nay khơng vắng bóng những quy định có liên quan đến chế tài xử lý bên cung ứng về vấn đề không minh bạch thơng tin sản phẩm hàng hố, dịch vụ. Tuy nhiên, nhƣ đã nêu, vấn đề nằm ở đội ngũ thực thi pháp luật cũng nhƣ mức chế tài có đủ răn đe bên vi phạm khi dƣới góc độ lợi ích (mức lợi nhuận do vi phạm pháp luật cao hơn so với việc không tuân thủ mà chịu phạt vi phạm) cũng đặt ra nhiều thách thức mà cơ quan quản lý nhà nƣớc cần giải quyết.

2.2.2 Hợp đồng theo mẫu, điều khoản bất cân xứng và vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ngƣời tiêu dùng

Trong hoạt động thƣơng mại điện tử, cách thức giao dịch đƣợc thực hiện thông qua kênh bán hàng trực tuyến hoặc ứng dụng di động đang ngày càng phát huy đƣợc những tiện ích và tính năng của nó. Tuy vậy, cũng tồn tại khơng ít những khó khăn khiến lợi ích của ngƣời tiêu dùng bị ảnh hƣởng nếu nhƣ khơng có những cơ chế phù nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Thơng qua đó, nhận thấy cách thức giao dịch thƣơng mại điện tử thông qua kênh bán hàng trực tuyến, thông qua ứng dụng di động ngày nay vừa mang bản chất của chế định đề nghị, chấp nhận đề nghị, vừa mang bản chất của hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung cũng nhƣ có sự phối trộn của nhiều chế định luật khác nhau có liên quan nhằm điều chỉnh một hợp đồng thƣơng mại điện tử. Và do vậy, việc tìm hiểu những quy định có liên quan đến điều kiện giao dịch chung, những điều khoản mà ngƣời tiêu dùng khơng thể hoặc khơng có cơ hội đàm phán, thƣơng lƣợng (take it or leave it)61

cũng góp phần đóng góp những góc nhìn thực tiễn nhằm cân bằng đƣợc lợi ích của các bên tham gia, nhất là lợi ích của ngƣời tiêu dùng – vốn dĩ đƣợc xem là bên yếu thế trong một quan hệ hợp đồng thƣơng mại điện tử.

Có thể thấy, từ những điều khoản đƣợc cung cấp và thể hiện trên trang bán hàng trực tuyến, trên ứng dụng di động với vô vàn những điều kiện thƣơng mại mang bản chất chuyên ngành đƣợc soạn sẵn khiến ngƣời tiêu dùng tham gia vào hợp

61

F. Kessler, (1943). Contracts of Adhesion - Some thoughts about freedom of contract,

đồng trong trạng thái khơng kiểm sốt đƣợc nội dung, và do vậy dẫn đến việc không đọc nhƣng vẫn chấp nhận những điều khoản nhằm ràng buộc quyền, nghĩa vụ của mình với bên cung ứng hàng hố, dịch vụ. Theo đó, ngƣời tiêu dùng với mong muốn duy nhất là đƣợc mua hàng, đƣợc cung ứng dịch vụ từ phƣơng thức thƣơng mại điện tử mà bỏ qua những vấn đề về pháp lý phát sinh hoặc rủi ro có liên quan trong q trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Do vậy, việc xem xét đến những vấn đề pháp lý có liên quan đến bản thân đều khơng nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức từ phía khách hàng hoặc ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy, pháp luật trong trƣờng hợp này cịn đóng vai trị lớn hơn là đảm bảo đƣợc lợi ích của đa số, của nhóm chủ thể yếu thế khi gia nhập vào một quan hệ hợp đồng, mà hợp đồng đƣợc giao kết từ trang bán hàng trực tuyến hoặc trên ứng dụng di động là một ví dụ điển hình.

Thứ nhất, đối với hợp đồng theo mẫu thì pháp luật dân sự cũng nhƣ pháp luật chuyên ngành dành một số quy định điều chỉnh vấn đề này nhƣ tại Điều 405.1 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do

một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận tồn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra”. Và trong Nghị định hƣớng dẫn về thƣơng mại điện

tử cũng cùng nội dung trên nhƣng chi tiết thêm cách thức chấp nhận bằng quy định,

“Trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng”, Điều 32.3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Từ

những quy định trên, pháp luật hiện hành không cho phép khách hàng, ngƣời tiêu dùng đƣợc quyền rời khỏi hợp đồng khi có sự thay đổi ý định hoặc nhận thấy đƣợc những bất lợi của bản thân mình. Tuy nhiên, tồn tại một số quy định nhằm vô hiệu những điều khoản trong hợp đồng mẫu tại pháp luật bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Chẳng hạn, tại Điều 16.1 Luật BVQLNTD 2010 đƣa ra một số trƣờng hợp nhƣ: Điều khoản loại trừ trách nhiệm bên cung cứng hàng hoá, dịch vụ; Điều khoản hạn chế quyền khởi kiện, khiếu nại của ngƣời tiêu dùng; Điều khoản giải thích hợp đồng có lợi cho bên cung ứng hàng hố, dịch vụ,... Việc vô hiệu những điều khoản

trên tuân theo quy định pháp luật dân sự theo Điều 16.2 Luật BVQLNTD 2010. Trong những trƣờng hợp nhƣ thế này, pháp luật về giao dịch điện tử cũng nhƣ văn bản hƣớng dẫn không làm rõ việc vô hiệu là vơ hiệu tồn bộ hợp đồng hay vơ hiệu một phần đối với những điều khoản hạn chế quyền của ngƣời tiêu dùng. Và căn cứ theo những nguyên tắc pháp luật dân sự nền tảng, khơng chỉ vì một điều khoản khơng có hiệu lực mà dẫn đến vơ hiệu của cả một hợp đồng. Tuy nhiên, theo quan điểm của ngƣời viết, nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng một cách tối đa, pháp luật chuyên ngành về thƣơng mại điện tử nên trao quyền và cơ hội cho ngƣời tiêu dùng đƣợc thoát khỏi hợp đồng nếu gặp phải những trƣờng hợp vô hiệu điều khoản riêng lẻ nhƣ vừa nêu trên, hoặc rời khỏi hợp đồng mà không cần bất kỳ lý do nào nhƣ thuật ngữ “cooling-off period” đã đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới cụ thể hoá bằng những quy định pháp luật thực định. Thơng qua đó, pháp luật chuyên ngành cần trao quyền cho ngƣời tiêu dùng hoặc khách hàng bằng một quy định tuỳ nghi đƣợc lựa chọn giữa việc vơ hiệu tồn bộ hoặc vô hiệu một phần hợp đồng thƣơng mại điện tử. Việc lựa chọn đó thể hiện 02 hệ quả pháp lý có liên quan: (i) Tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng vẫn tiếp tục ở lại hợp đồng bằng những sự điều chỉnh điều khoản vơ hiệu, khi đó mục đích giao kết hợp đồng vẫn đạt đƣợc do giao dịch vẫn đƣợc diễn ra trên thực tế; (ii) Tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng đƣợc thoát khỏi hợp đồng khi khơng cịn muốn tiếp tục ràng buộc mà không cần bất kỳ điều kiện nào, cũng nhƣ việc giao quyền vô hiệu toàn bộ hợp đồng thể hiện sự gần gũi và thống nhất với những quy định của một số quốc gia trên thế giới, bảo vệ lợi ích tối đa của ngƣời tiêu dùng.

Thứ hai, những cách thức kiểm sốt tính cơng bằng đối với những điều khoản mẫu trong hợp đồng thƣơng mại điện tử. Theo cách định nghĩa về hợp đồng theo mẫu tại Điều 405.1 BLDS 2015 và Điều 17.1 Luật BVQLNTD 2010 thì: (i) “Trả lời

trong một thời gian hợp lý” đƣợc coi là một sự ấn định phù hợp nhằm tạo điều kiện

cho bên gia nhập hợp đồng có điều kiện tham khảo, suy xét liệu có nên tham gia một giao dịch thƣơng mại điện tử hay khơng? Chúng ta cũng có thể tìm thấy những quy định tƣơng tự về khoảng thời gian hợp lý tại quy định pháp luật dân sự của một số

quốc gia khác, chẳng hạn tại Điều 305.2 BLDS Đức62

. Theo đó, tính chất của thƣơng mại trực tuyến là thể hiện những trƣờng nội dung đƣợc soạn sẵn và thể hiện trên website hoặc trên phần mềm ứng dụng di động. Do vậy, khoảng thời gian hợp lý mà ngƣời tiêu dùng, bên gia nhập hợp đồng mẫu trong trƣờng hợp nhƣ thế này là đáp ứng đƣợc, đáp ứng điều luật định khi mà ngƣời tiêu dùng có đủ thời gian để xem xét liệu có ràng buộc mình vào một quan hệ thƣơng mại điện tử hay không. Tuy vậy, khoảng thời gian nêu trên còn hợp lý khi không những áp dụng đối với cách thức giao kết đƣợc thực hiện qua website hoặc ứng dụng di động, mà đối với những cách thức giao dịch thƣơng mại điện tử qua mail, qua fax có sử dụng hợp đồng mẫu vẫn đƣợc xem xét nhằm tạo ra điều kiện nhằm loại trừ sự bất công bằng trong một hợp đồng đƣợc soạn sẵn. (ii) Đăng ký hợp đồng mẫu với cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền. Nhận thấy pháp luật dân sự nền tảng có quy định về việc

cơng khai hợp đồng theo mẫu và giao quyền công khai chi tiết những hợp đồng theo mẫu cho pháp luật chuyên ngành. Chẳng hạn, Điều 12 Luật BVQLNTD 2010 quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa,

dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Và tại Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày

13/01/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, bao gồm một số lĩnh vực nhƣ: Điện, nƣớc sinh hoạt, truyền hình trả tiền, thuê bao di

62 “Standard business terms only become a part of a contract if the user, when entering into

the contract: (i) Refers the other party to the contract to them explicitly or, where explicit reference, due to the way in which the contract is entered into, is possible only with disproportionate difficulty, by posting a clearly visible notice at the place where the contract is entered into, and (ii) Gives the other party to the contract, in an acceptable manner, which also takes into reasonable account any physical handicap of the other party to the contract that is discernible to the user, the opportunity to take notice of their contents, and if the other party to the contract agrees to their applying”. Nguồn

động, internet, vận chuyển hàng không, đƣờng sắt và mua bán căn hộ chung cƣ. Vậy ngoài những doanh mục đƣợc cơ quan nhà nƣớc xem là thiết yếu nhƣ vậy, thì liệu có nên u cầu bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ thực hiện việc thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành về hợp đồng mẫu đối với những đối tƣợng hợp đồng khác hay khơng? Bởi nhìn chung mối quan hệ giữa ngƣời tiêu dùng và bên cung ứng hàng hoá dịch vụ hiện nay trên thị trƣờng cũng đa phần là những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống nhƣ: may mặc, thời trang, ăn uống, giải trí,... Theo quan điểm của ngƣời viết, pháp luật nên tạo điều kiện nhƣng không bắt buộc cho các bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ đƣợc thực hiện việc đăng ký hợp đồng mẫu và bằng một thủ tục đơn giản nhằm đăng ký hợp đồng mẫu đó. Việc thơng báo và đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải đảm bảo những tiêu chí nhanh gọn, đơn giản và khơng làm phát sinh thêm chi phí giao dịch. Theo đó, chính việc đăng ký theo u cầu đối với những hợp đồng mẫu nhƣ thế này mang lại một số quyền lợi cho chủ thể thực hiện việc đăng ký nhƣ: Nhận đƣợc sự rà sốt từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền từ giai đoạn ban đầu đối với những điều khoản mang tính chất bất cơng, gây thiệt hại cho lợi ích của ngƣời tiêu dùng; Cơ quan xét xử sẽ xem xét việc rà sốt khi đăng ký hoặc thơng báo đó nhƣ một căn cứ xét xử chính thức nhằm cân bằng lợi ích của các bên tham gia. (iii) Giải thích những điều khoản bất cân xứng

như thế nào trong hợp đồng thương mại điện tử theo mẫu. Nhận thấy, pháp luật

nƣớc ta hiện nay đã có những sự tiếp thu tích cực đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời tiêu dùng trong những giao dịch nhƣ thế này. Bằng chứng cho thấy, Điều 405.2 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản

khơng rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó” và tại Điều 15 của Luật BVQLNTD 2010 quy định: “Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng”. Khơng dừng lại

ở đó, Điều 16 Luật BVQLNTD 2010 cịn đƣa ra một danh mục những điều khoản mà nếu bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong rơi vào những trƣờng hợp tƣơng tự nhƣ thế này thì pháp luật sẽ mặc nhiên vơ hiệu mà không cần xem xét đến những

hồn cảnh khác. Và những điều khoản bất cơng mặc nhiên vô hiệu này cũng đƣợc nhìn nhận tƣơng tự với “black list” trong Mơ hình kiểm sốt của Chỉ thị 93/13/EEC về các điều khoản không công bằng trong hợp đồng tiêu dùng63. Tuy vậy, có thể nhìn nhận một điều vai trị của Tồ án cũng nhƣ cơ quan xét xử trong trƣờng hợp này là vô cùng quan trọng, bởi pháp luật thành văn khơng thể nào kiểm sốt đƣợc hết những điều khoản mà bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ đƣa ra nhằm giao kết với ngƣời tiêu dùng. Do vậy vai trị giải thích pháp luật trong trƣờng hợp này của thẩm phán hoặc trọng tài là vơ cùng quan trọng góp phần bảo vệ tối đa lợi ích của ngƣời tiêu dùng. (iv) Minh bạch thơng tin trong q trình đề nghị giao kết hợp đồng, chẳng hạn nhƣ minh bạch thông tin về chủ thể, về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cũng nhƣ những thơng tin có liên quan đến hợp đồng thƣơng mại điện tử. Tóm lại, pháp luật hiện hành đã có những sự điều chỉnh bằng những quy định pháp luật có liên quan nhằm kiểm sốt tính cân bằng đối với hợp đồng mẫu, hoặc đối với những điều khoản bất cơng. Tóm lại, đối với giai đoạn tiền hợp đồng, việc kiểm soát đƣợc thực hiện thông qua nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng của các bên tham gia, và nghĩa vụ đó ngày càng đƣợc thừa nhận rộng rãi nhƣ là nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng nói chung cũng nhƣ hợp đồng thƣơng mại điện tử nói riêng; Đối với giai đoạn thực hiện hợp đồng thì việc kiểm soát đƣợc thực hiện thông qua việc thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nƣớc về hợp đồng mẫu; Và khi có tranh chấp phát sinh thì việc kiểm sốt bất cơng đƣợc thực hiện thơng qua thẩm quyền tài phán, bằng cách giải thích những điều khoản bất cơng theo hƣớng có lợi cho ngƣời tiêu dùng, tuyên bố những điều khoản trong hợp đồng mẫu vô hiệu (vô hiệu một phần) hoặc cho phép ngƣời tiêu dùng đƣợc rút khỏi hợp đồng thƣơng mại điện tử (vơ hiệu tồn bộ), thể hiện đƣợc pháp luật nƣớc ta đã có những sự tƣơng đồng và những sự điều chỉnh kịp thời trong hệ thống pháp luật thực định nhằm cân bằng quyền lợi của chủ thể giao dịch nói chung và ngƣời tiêu dùng nói riêng trong những trƣờng hợp thiếu

63 Đỗ Giang Nam, Bình luận về các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện

vắng sự đàm phán, thƣơng lƣợng – vốn đƣợc xem là những những vấn đề then chốt của hệ thống pháp luật hợp đồng nền tảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật việt nam (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)